22. Quản trị kinh doanh

Cách thương hiệu giữ vững và theo đuổi giá trị của mình trong thời kỳ bình thường mới

Dưới đây là những chia sẻ của Yessenia Morales, Phó chủ tịch phụ trách quan hệ đối tác toàn cầu của Kinesso, đồng chủ tịch Mạng lưới Lãnh đạo Phụ nữ của IPG, về cách các thương hiệu có thể tạo ra những khác biệt ý nghĩa thông qua hành động dựa trên những giá trị mà họ đang quảng bá.

Chúng ta đang sống trong thời đại với những thay đổi chưa từng có và với tất cả những gì đã xảy ra, thật khó để nghĩ rằng chúng ta chỉ mới đi được nửa năm của năm 2020. Nhưng có một điều không đổi và đúng hơn bao giờ hết về nhu cầu buộc các nhà quảng cáo phải đưa ra được những thay đổi mang tính thực tiễn.

Các thương hiệu không còn có thể sử dụng các phương tiện, cách làm truyền thống để có thể tồn tại trên thị trường. Thay vào đó, họ buộc phải phát triển để tồn tại và hành động dựa trên các giá trị của riêng mình trong các nền tảng này.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc: Các thương hiệu phải xem xét, tiếp thu những trải nghiệm, sự kiện ở thực tế xung quanh họ và từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Điều này đòi hỏi các thương hiệu phải liên tục vận động và đáp ứng những điều bình thường mới thông qua hành động dựa trên những giá trị mà họ đang theo đuổi.

Vậy họ có thể bắt đầu từ đâu?

Xây dựng chiến lược tiếp thị sáng tạo

Xây dựng chiến lược tiếp thị sáng tạo

Bước 1: Dự án “dọn sạch nhà”

Hầu hết các thương hiệu đều có vô số chiến dịch quảng cáo và tiếp thị mà họ thường “tái chế” năm này qua năm khác. Nhưng đó không còn là đỉnh cao của quảng cáo và tiếp thị hiệu quả. Thay vào đó, các thương hiệu cần đánh giá lại xem danh mục sản phẩm của họ đang thể hiện điều gì: Nó có phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, khi Covid-19 đã ập tới hay không? Chiến dịch đó có giúp củng cố hay xung đột với các giá trị thương hiệu đang theo đuổi?

Tham khảo:   Ứng dụng AI đọc và sàng lọc CV, tìm kiếm nhân sự giỏi

Đây không thể là bài tập hàng năm, hàng quý hoặc thậm chí hàng tháng. Thay vào đó, thương hiệu nên coi đây là những nỗ lực hàng ngày để khám phá các cơ hội thay đổi có thể hành động, từ đó linh hoạt tiếp cận thị trường theo một cách sáng tạo hơn. Dưới đây là một số gợi ý và tài nguyên về cách các thương hiệu có thể biến điều đó thành hiện thực:

  • Liên tục đánh giá và nhìn nhận lại hình ảnh thương hiệu, công cụ hỗ trợ, kênh tương tác với khách hàng cũng như các mục tiêu cốt lõi, bên trong và bên ngoài mà thương hiệu đang sở hữu
  • Loại bỏ nội dung phản ánh không tốt về thương hiệu hoặc nội dung đã lỗi thời
  • Lắng nghe phản hồi từ người tiêu dùng và nhân viên. Các phương tiện kỹ thuật số có khả năng cung cấp rất nhiều phản hồi tức thì như một chỉ báo kịp thời về cách thương hiệu của bạn được người tiêu dùng nhìn nhận
  • Hành động theo những gì thương hiệu nói. Bất kỳ thương hiệu nào cũng có thể khẳng định giá trị của mình, nhưng cách bạn đang thực hiện có thực sự phù hợp?
Tận dụng tài nguyên thương hiệu

Tận dụng tài nguyên thương hiệu sẵn có

Bước 2: Tận dụng tài nguyên thương hiệu

Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi mọi người đưa ra hành động, triển khai các chiến lược dựa trên dữ liệu. Sử dụng các tài nguyên này không chỉ để xác định đối tượng nào có thể mua sản phẩm của doanh nghiệp mà còn để đo lường hiệu quả của các chiến dịch và chủ động đưa ra những thay đổi trong quá trình triển khai.

Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có nhắm mục tiêu người tiêu dùng một cách hợp lý không? Các thương hiệu nên sử dụng dữ liệu để điều chỉnh trải nghiệm cũng như có thể cung cấp sản phẩm của bạn cho những đối tượng thích hợp hơn.

Tham khảo:   Định vị giá trị nhân viên (Employee Value Proposition - EVP) là gì?

Theo đó, IPG đã đạt được những bước tiến to lớn trong việc vượt ra khỏi mô hình nhắm mục tiêu theo độ tuổi/ giới tính truyền thống. Thay vào đó, họ đưa ra một chiến lược ưu tiên các chiến dịch quảng cáo và truyền thông dựa trên mức độ hiệu quả. Không những thế, sự thay đổi này cho thấy cách tiếp thị bằng giọng nói hoặc truyền miệng, chẳng hạn như một thương hiệu đưa ra lập trường về một chủ đề quan trọng đối với người tiêu dùng của họ cũng đem lại những hiệu quả đáng tích cực. Tất nhiên, việc các thương hiệu có lập trường là điều tuyệt vời, nhưng công việc không chỉ dừng lại ở đó.

Tạo thay đổi và giữ vững mục tiêu duy trì hình ảnh thương hiệu

Tạo thay đổi và giữ vững mục tiêu duy trì hình ảnh thương hiệu

Bước 3: Tạo thay đổi

Trong những tháng gần đây, khách hàng và bản thân chúng ta đã phải trải qua vô số cung bậc cảm xúc. Những khoảnh khắc đau đớn, tổn thương, tức giận, sợ hãi và thất vọng đã trở thành các chủ đề được thảo luận nhiều nhất.

Bây giờ là lúc để có những cuộc trò chuyện trung thực trong các tổ chức, với nhân viên, với người tiêu dùng. Dưới đây là một số mẹo mà tất cả các tổ chức và thương hiệu có thể tận dụng:

  • Tiếp tục “dạy” khách hàng. Mặc dù rất khó để phá bỏ những thói quen cũ, nhưng bạn và khách hàng cần phải thích nghi với sự thay đổi
  • Cảnh giác theo dõi và nhanh chóng đưa ra điều chỉnh. Điều này đúng ở cấp độ cá nhân, thương hiệu và tổ chức. Hành động của bạn với tư cách là một thương hiệu và tổ chức về cơ bản sẽ cho người khác thấy “màu sắc thực sự” của bạn.
  • Trở thành đồng minh không chỉ đơn giản như tuyên bố bạn và khách hàng là một. Đó là một vai trò đáng tin cậy phải tạo dựng bằng khả năng liên tục lắng nghe và thực hành.
Tham khảo:   Quyết định quản lí (Managerial decision) là gì? Yêu cầu đối với quyết định quản lí

Theo Yessenia Morales, Phó chủ tịch phụ trách quan hệ đối tác toàn cầu của Kinesso

Bài liên quan:

  • 6 lựa chọn để khác biệt trong cách kể câu chuyện thương hiệu
  • Vai trò của SEO trong và sau đại dịch Covid-19
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo