15. Quản Trị Digital Marketing

USP là gì? Cách xác định USP cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp

USP (Unique Selling Point – điểm bán hàng độc nhất) là chìa khóa giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt đáng kể trong thị trường cạnh tranh ngày nay. USP không chỉ giúp khách hàng phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh bền vững, giúp doanh nghiệp khác biệt đối với đối thủ. Tìm hiểu thêm về USP ngay trong bài viết này để tạo ra sự ấn tượng với khách hàng và xây dựng một vị thế vững chắc trong thị trường.

USP sản phẩm là gì?

USP là điểm độc đáo hoặc lợi ích đặc biệt mà một sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp mà các đối thủ cạnh tranh không có hoặc khó có thể sao chép. 

USP giúp sản phẩm hoặc dịch vụ nổi bật trong tâm trí của khách hàng và tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm hoặc dịch vụ khác trên thị trường.

USP (Unique Selling Point) là gì?

USP (Unique Selling Point) là gì?

Mục tiêu của việc xác định điểm bán hàng độc nhất là để tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng cường giá trị đặc biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ trong mắt khách hàng, khuyến khích họ chọn lựa sản phẩm hoặc dịch vụ đó thay vì các lựa chọn khác. USP có thể liên quan đến chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ khách hàng, tính tiện ích, hay các yếu tố khác mà làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên đặc biệt và hấp dẫn.

Ví dụ về USP của một số thương hiệu lớn

Dưới đây là ví dụ về các thương hiệu lớn có USP ấn tượng:

Domino’s Pizza

USP của Domino’s Pizza: “We GUARANTEE – Fresh hot pizza, delivered in 30 minutes or less or it’s FREE!” (Chúng tôi CAM KẾT – Pizza nóng hổi, giao hàng trong vòng 30 phút hoặc hoàn tiền!)

Domino’s Pizza tạo ra một USP đáng nhớ mà người tiêu dùng liên kết với thương hiệu. Cam kết cụ thể của họ như là một sự đảm bảo, cho phép khách hàng hình dung kỳ vọng cụ thể về dịch vụ. Ngoài ra, sự kết hợp vần trong USP (“guarantee” và “free”) cũng tạo ấn tượng cho Domino’s Pizza, giúp khách hàng nhớ USP dễ dàng hơn.

Ví dụ về USP sản phẩm của các thương hiệu lớn

Ví dụ về USP sản phẩm của các thương hiệu lớn

M&M’s

M&M’s: “Melt in your mouth, not in your hand” (Tan trong miệng, không tan trong tay)

USP của M&M’s khiến bạn nhớ rằng M&M’s có lớp vỏ socola cứng để ngăn socola chảy ra tay bạn. Đồng thời, bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh socola đã tan chảy trên tay khi ăn các loại kẹo khác.

Ngoài những tượng tượng về hình ảnh, M&M’s còn kích thích khách hành tưởng tượng ra hương vị khi socola tan chảy trong miệng chỉ trong cùng một Unique Selling Proposition ngắn.

Colgate

Colgate – “Improve mouth health in two weeks” (Cải thiện sức khỏe miệng trong hai tuần)

USP của Colgate nhấn mạnh vai trò của kem đánh răng đối với sức khỏe miệng. Colgate biết rằng đối tượng khách hàng của họ muốn một thương hiệu có uy tín và chứng nhận khi nói đến sức khỏe. Bằng cách đưa ra các hình ảnh quảng cáo khách hàng đã sử dụng đạt hiệu quả tốt và cam kết cụ thể, có thời hạn: “cải thiện sức khỏe răng miệng trong hai tuần”, Colgate đã truyền đạt sự tự tin trong USP rằng họ có thể thực sự đạt được những kết quả đó và khiến khách hàng nhớ về thương hiệu.

Tham khảo:   5 cấu trúc nội dung hấp dẫn giúp cải thiện số lượng độc giả

Tại sao USP lại quan trọng?

Unique Selling Proposition quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp xây dựng một vị thế mạnh mẽ trên thị trường, tăng cường sức cạnh tranh và thu hút khách hàng. Dưới đây là một số bằng chứng  cho các lợi ích này (theo Hubspot, Forbes và khảo sát do CXL thực hiện):

  • 71% khách hàng thích các sản phẩm và dịch vụ có đề xuất bán hàng độc nhất (USP).
  • Các công ty có Unique Selling Proposition được xác định rõ ràng có khả năng dẫn đầu thị trường cao hơn 53%.
  • 58% mọi người tin rằng USP nên được hiển thị trên tất cả các điểm tiếp xúc trong quá trình mua sắm của khách hàng
  • 87% người tiêu dùng cảm thấy tích cực hơn về các thương hiệu đã đề xuất điểm bán hàng độc nhất (USP) một cách hiệu quả vào các chiến dịch quảng cáo.
  • 77% người tiêu dùng mua hàng dựa trên thương hiệu và danh tiếng. Một USP mạnh góp phần đáng kể vào việc xây dựng một thương hiệu đáng nhớ.

Cách tạo USP

Tạo ra một điểm bán hàng độc nhất mạnh mẽ đòi hỏi sự tập trung vào những đặc điểm hoặc lợi ích đặc biệt mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại, đồng thời phải đảm bảo rằng nó thực sự khác biệt và giữ được sự quan tâm của khách hàng. Dưới đây là một số bước giúp bạn tạo ra một USP hiệu quả:

Hiểu rõ khách hàng

Để tạo ra một USP hấp dẫn, việc hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là chìa khóa quan trọng. Doanh nghiệp cần nghiên cứu để nắm bắt sâu hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những yếu tố mà họ quan tâm và cần nhất. Từ đó xác định USP chính xác đáp ứng những thách thức mà khách hàng đang phải đối mặt, định vị bản thân như một giải pháp lý tưởng cho họ.

Cách tạo USP để thương hiệu tạo được ấn tượng với khách hàng

Cách tạo USP để thương hiệu tạo được ấn tượng với khách hàng

Xác định USP của sản phẩm hoặc dịch vụ

Đặt câu hỏi: “Tại sao sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác biệt so với các sản phẩm/dịch vụ khác trên thị trường?”. Doanh nghiệp có thể xác định những đặc điểm hoặc lợi ích đặc biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách: 

  • So sánh sản phẩm hoặc dịch vụ với các đối thủ trực tiếp.
  • Tìm hiểu cách bạn có thể giải quyết vấn đề hoặc nhu cầu cụ thể của khách hàng,… để tìm ra những điểm mạnh và yếu tố khác biệt, sau đó sử dụng chúng để tạo nên USP.

Một số cách xác định USP khác:

USP dựa trên sản phẩm

  • Sản phẩm độc đáo: Thể hiện những đặc điểm đặc biệt hoặc sự phát triển công nghệ nổi trội giúp sản phẩm trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
  • Chất lượng: Làm nổi bật thiết kế xuất sắc, công dụng thực tế hoặc các thành phần mang lại sản phẩm chất lượng cao hơn.
  • Tùy chỉnh: Cung cấp sản phẩm tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cụ thể.
  • Hiệu suất: Thuyết phục người tiêu dùng rằng sản phẩm hoạt động tốt hơn, nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn các sản phẩm khác.
  • Tính bền vững: Quảng bá các kỹ thuật hoặc sản phẩm sản xuất thân thiện với môi trường tới những người tiêu dùng quan tâm đến môi trường.
Tham khảo:   “Chế biến” marketing như một chuyên gia ẩm thực

USP dựa trên dịch vụ

  • Dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp: Dịch vụ chăm sóc khách hàng đặc biệt tốt, khả năng đáp ứng và hỗ trợ giải quyết các mối quan ngại nhanh chóng. Hoàn/đổi trả sản phẩm dễ dàng, giao hàng nhanh chóng, phục vụ 24/7…
  • Cá nhân hóa: Điều chỉnh hàng hóa và dịch vụ phù hợp với sở thích và yêu cầu riêng của từng khách hàng.
  • Chuyên môn: Thương hiệu không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn cung cấp kiến ​​thức, khả năng hoặc kinh nghiệm cụ thể cho khách hàng.

USP dựa trên giá

  • Giá thấp nhất: Đảm bảo sản phẩm có mức giá thấp nhất trên thị trường để thu hút khách hàng.
  • So sánh giá: So sánh giá với các thương hiệu khác để đảm bảo rằng khách hàng nhận được mức giá hời nhất với cùng một chất lượng tương tự.
  • Phần thưởng và chiết khấu: Cung cấp các chương trình khách hàng thân thiết, chiết khấu hoặc giải thưởng,… giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và ra quyết định mua sản phẩm nhanh chóng hơn.
  • Định giá số lượng lớn: Giảm giá cho các đơn đặt hàng lớn.

Tạo USP hấp dẫn

Đặt mình vào tâm trạng của khách hàng và xác định những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại cho họ. Từ đó, tạo ra một đề xuất giá trị rõ ràng và súc tích để tóm gọn USP của bạn. Tập trung vào việc truyền đạt những lợi ích và kết quả cụ thể mà khách hàng có thể kỳ vọng khi lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sử dụng ngôn ngữ lôi cuốn, đặt khách hàng vào trung tâm và tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với đối tượng mục tiêu của bạn.

Truyền thông USP hiệu quả, nhất quán với thương hiệu

Đảm bảo rằng Unique Selling Proposition phản ánh giá trị cốt lõi và tầm nhìn của thương hiệu. USP cần phải được truyền thông một cách nhất quán trên mọi trang web, tài liệu tiếp thị, mạng xã hội và trong mọi tương tác với khách hàng. Sự nhất quán này không chỉ xây dựng niềm tin mà còn củng cố đặc tính độc đáo của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Để truyền thông USP hiệu quả, doanh nghiệp có thể tham khảo các cách sau: 

  • Tạo một câu chuyện hấp dẫn xung quanh USP và tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội để chia sẻ câu chuyện của bạn. Đảm bảo rằng câu chuyện độc đáo, gần gũi và gây ấn tượng với khách hàng mục tiêu.
  • Kết hợp chạy quảng cáo để câu chuyện về USP trở nên phổ biến và ấn tượng đối với khách hàng.
  • Sử dụng hashtags và chiến lược tương tác để tăng sự lan truyền và tương tác. Sử dụng những yếu tố thị giác như hình ảnh và video để làm nổi bật USP. 
  • Sử dụng lời chứng thực từ khách hàng hài lòng, nghiên cứu điển hình và câu chuyện thành công để minh họa cách USP tạo ra tác động tích cực đến khách hàng.
Tham khảo:   Tiếp thị bằng biểu tượng cảm xúc

Đánh giá và phát triển USP

Theo dõi và đánh giá hiệu quả của USP để đảm bảo rằng nó không chỉ đáp ứng được mong đợi của khách hàng mà còn tạo ra các ảnh hưởng tích cực khác. Thường xuyên thu thập phản hồi từ khách hàng, tổ chức các khảo sát và tiến hành phân tích dữ liệu để đo lường tác động của giá trị đặc biệt mà Unique Selling Proposition mang lại.

Dựa trên những thông tin chi tiết thu thập được, thực hiện những điều chỉnh và cải tiến cần thiết để Unique Selling Proposition vẫn phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Tận dụng các thông tin từ khách hàng hài lòng, những phản hồi tích cực, và dữ liệu hiệu suất để xác định những điểm mạnh cần được thúc đẩy và những khía cạnh cần được cải thiện. Sự hiểu biết sâu sắc về cách Unique Selling Proposition ảnh hưởng đến khách hàng sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược tiếp thị và phát triển USP theo hướng đúng.

Thị trường và yêu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian. Vì vậy, thương hiệu cần liên tục cập nhật và cải thiện Unique Selling Proposition để đáp ứng kịp thời với sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ giúp USP của thương hiệu tồn tại và phát triển mạnh mẽ theo thời gian, trở thành một dấu ấn quyết định trong sự chọn lựa của khách hàng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo