07. Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (SCM), 14. Quản Trị & Lãnh đạo CNTT, Chuyển Đổi Số

Top 7 Công Nghệ Chuyển Đổi Số Trong Chuỗi Cung Ứng

1. Sử dụng Điện thoại thông minh để minh bạch hóa quy trình

Những chiếc Điện thoại thông minh với khả năng xử lý mạnh mẽ không thua kém gì máy tính cá nhân đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn với tất cả mọi người. 81% các CEO trong ngành sản xuất đều thừa nhận những lợi ích chiến lược mà Điện thoại thông minh mang lại. Các thiết bị nhỏ gọn này được coi là công nghệ nền tảng để kết nối với nhiều công nghệ tinh vi khác. Ví dụ điện thoại có thể trở thành thiết bị định vị 24/7, báo cáo cho quản lý bằng hình ảnh một cách tiện lợi hay làm trung gian cho các ứng dụng như phần mềm quản lý phương tiện.

 

2. Đồng bộ hóa quy trình làm việc trên nền tảng đám mây (Cloud)

Tất cả dữ liệu của doanh nghiệp trong vận hành từ việc sản xuất đến kinh doanh đều có thể được tích hợp và tải lên nền tảng đám mây. Đối với ngành sản xuất và bán lẻ, sự liên kết này sẽ xoá bỏ những rào cản về thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như giúp các doanh nghiệp có thể kết nối với các đối tác vận tải bên ngoài để tập trung vào việc sản xuất hay kinh doanh của mình.

Nhiều doanh nghiệp còn đang lưỡng lự vì sợ công nghệ đám mây không thể tích hợp được với các hệ thống đã có phần lỗi thời (legacy system) hay ảnh hưởng tới tính bảo mật. Song, công nghệ đám mây ngày nay đã xoá bỏ được hết các mối lo đó nhờ công nghệ đám mây lai (Hybrid cloud). Nhờ đó, doanh nghiệp vừa có thể quản lý các dữ liệu nhạy cảm một cách an toàn trong khi vừa có thể chia sẻ những dữ liệu chiến lược với các doanh nghiệp đối tác.

 

3. Kết nối các thiết bị vật lý với nền tảng đám mây bằng công nghệ Internet vạn vật

 

Công nghệ Internet vạn vật (Internet of Things) đang giúp Chuỗi Cung Ứng quản lý các hoạt động vận tải hay sản xuất dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Không những có thể được kết nối với Internet, các loại cảm biến được sử dụng trong hoạt động Logistics ngày nay đã trở nên thông minh và chính xác hơn rất nhiều. Ngoài khả năng định vị vị trí, những hoạt động và trạng thái của thiết bị hay phương tiện có thể được gửi về cho quản lý trong thời gian thực nhờ các loại cảm biến nhiệt độ, xăng dầu hay trạng thái đóng mở cửa thùng xe. Nhờ vậy, tầm nhìn vi mô của các doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt. Những luồng hoạt động không hiệu quả có thể được phát hiện dễ dàng để thay đổi, từ đó nâng cao hiệu quả và giảm các lãng phí trong hoạt động quản lý vận tải.

Tham khảo:   Phân tích ABC và phân tích XYZ trong quản lý tồn kho

Các doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc việc sử dụng Điện thoại thông minh được kết nối với phần mềm quản lý phương tiện nhằm tiết kiệm chi phí.

 
 

Ứng dụng Abivin vRoute có thể giúp tài xế định vị tuyến đường được chỉ định, cũng như giúp quản lý theo dõi lộ trình của tài xế đó trong thời gian thực

 

4. Phân tích dữ liệu lớn để tái cấu trúc hoạt động doanh nghiệp

Chuyển đổi số: Phân tích dữ liệu lớn (Big Data)

Dưới sự bùng nổ của xu hướng Internet vạn vật, dữ liệu đến từ khắp các nguồn như khách hàng, đối tác hay từ chính trong nội bộ doanh nghiệp có thể lên đến 500 terabyte (512.000 Gigabyte) mỗi năm cho một doanh nghiệp tầm trung. Điều này không những là một thử thách lớn về lưu trữ cho các doanh nghiệp mà còn là thử thách không nhỏ về xử lý nguồn Dữ liệu lớn đó.

Dự đoán tăng cường (Advanced Predictive Analytics) là một xu hướng mới trong khoa học Dữ liệu lớn. Công nghệ này có thể giúp doanh nghiệp dự báo nguồn cầu hay tỷ giá hối đoái dựa trên những dữ liệu được ghi lại trong quá khứ. Doanh nghiệp cũng có thể điều chỉnh giá dịch vụ hoặc hàng hoá với công nghệ này nhằm đảm bảo lợi nhuận và tính cạnh tranh trên thị trường. Báo cáo mới nhất của MHI cho thấy trong 2 năm từ đến , số lượng doanh nghiệp sản xuất sử dụng công nghệ này đã tăng từ 17% đến 30% [6].

 

5. Áp dụng Trí tuệ nhân tạo (ArtificiaI Intelligence) và Học máy (Machine Learning) để hỗ trợ đưa ra quyết định

 

Việc sử dụng phần mềm quản lý vận tải sử dụng Trí tuệ nhân tạo và Học máy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian lên kế hoạch và giảm thiểu sai sót của con người. Ngoài việc hỗ trợ sản xuất và kinh doanh, trong các hoạt động Logistics, doanh nghiệp còn có thể tận dụng sức mạnh của hai công nghệ này để quản lý tồn kho hay điều phối phương tiện giao hàng. Trí tuệ nhân tạo có thể mô phỏng cách vận hành của các hoạt động Logistics để đưa ra lời giải tối ưu nhất cho hàng chục ràng buộc và điều kiện trong bài toán giao vận (Vehicle Routing Problems) của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí giao hàng thông qua việc đảm bảo tỷ lệ đầy xe trong khi vẫn có thể ưu tiên giao hàng cho những khách hàng thân thuộc của mình.

 

6. Tự động hoá vận hành bằng Rô bốt và phương tiện không nguời lái

Theo DHL, dưới sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, ngành Logistics đang gặp phải những thiếu hụt về nhân lực có trình độ trong việc chuyển phát bưu kiện. Điều này dẫn đến những nhu cầu cấp thiết để cơ giới hóa Chuỗi Cung Ứng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như giảm thiểu gánh nặng cho đội ngũ lao động. Tại Việt Nam, việc cơ giới hoá trong ngành Logistics đã bắt đầu có những bước tiến mới. Bên cạnh việc vận hành một cách thủ công, một số trung tâm phân phối của Lazada hay GHN cũng đã tiến hành sử dụng một số thiết bị tự động hóa như băng tải hay máy phân loại để cải thiện năng suất lên đến 30.000 đơn hàng/ giờ, tương đương với 600 lao động.

 

7. Đảm bảo tính chuyên nghiệp với các giải pháp phần mềm dạng dịch vụ (Saas)

Abivin vRoute – Một giải pháp SaaS cho việc tối ưu các hoạt động Logistics như quản lý vận tải hay tồn kho

Tham khảo:   Supply chain là gì? Vai trò và các hoạt động trong Supply chain

Theo Accenture, các giải pháp SaaS có tính chuyên môn hoá cao, có thể tinh chỉnh theo nguyện vọng của công ty sử dụng sẽ đảm bảo tỷ suất hoàn vốn (ROI) và tăng tính linh hoạt cho các doanh nghiệp Logistics và Chuỗi Cung Ứng [9].

Abivin vRoute là một nền tảng SaaS mang lại cho Chuỗi Cung Ứng khả năng giám sát hoạt động trong thời gian thực nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp. Nền tảng này là sự kết hợp của các công nghệ:

  • Trí tuệ nhân tạo thông minh: đưa ra tuyến đường tối ưu dựa trên hơn 20 điều kiện giao hàng như khối lượng và thể tích hàng hóa, loại phương tiện, thời gian giao hàng, thứ tự ưu tiên,…

  • Internet vạn vật (Internet of Things): kết nối với các thiết bị Telematics hay điện thoại của tài xế để hỗ trợ quản lý vận tải trong thời gian thực.

  • Phân tích Dữ liệu lớn: tổng hợp dữ liệu và đưa ra những báo cáo chính xác về các hoạt động Logistics của doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo