Chuyển Đổi Số, 08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics), 11. Quản Trị Chiến Lược, 14. Quản Trị & Lãnh đạo CNTT

6 Xu hướng công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực logistics thời 4.0

1- ROBOTIC(AI) VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Robotics AI và tự động hóa

1.1. Robot AI và tự động hóa là gì?

Là một công nghệ của hiện tại tương lai, Robotics đã định hình chuỗi cung ứng và ngành logistics. Robot với khả năng AI có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp hơn mà không cần sự điều khiển của con người. Robot thông minh với các thuật toán chuẩn chỉ, nhạy bén và chặt chẽ giúp quá trình giao hàng, vận chuyển, lưu kho, lấy hàng, đóng gói và định tuyến trở nên dễ dự đoán hơn, dễ kiểm soát hơn và hiệu quả hơn. Bằng cách giảm thiểu sai sót của con người, sử dụng robot AI trong logistics giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng suất làm việc, từ đó có thể mang lại lợi nhuận đáng kể và giảm chi phí kho hàng.

Các vấn đề như thiếu nguồn lực được giải quyết bằng cách sử dụng robot trong toàn bộ chuỗi cung ứng, điều này đồng thời làm tăng chất lượng và lợi nhuận của các quy trình. Con người và máy móc không cạnh tranh mà bổ sung cho nhau: Robot bền bỉ và có thể thực hiện các nhiệm vụ trong một thời gian dài với chất lượng ổn định.

Thông qua tự động hóa, nền tảng người máy thông minh với công nghệ AI cho tương lai được ứng dụng vào trình phân tích dữ liệu và điều khiển phương tiện của bạn, qua đó bạn có thể cài đặt hệ thống vận hành xe nâng xen kẽ, lấy hàng đúng nơi, đúng thời điểm, mang lại  tỷ lệ sản xuất cao hơn và giảm thời gian làm việc trong nhà máy.

1.2 Ứng dụng công nghệ ROBOTIC(AI) và tự động hóa trong chuỗi cung ứng và logistics

Robot kéo hàng, Robot vận chuyển hàng tự động ( Xe tự hành AGV)

Robot kéo hàng, Robot vận chuyển hàng tự động ( Xe tự hành AGV)

Xe tự hành Xe tự hành AGV hoạt động dựa trên hệ thống được lập trình với độ chính xác và an toàn cao, với hệ thống máy ảnh, các loại cảm biến giúp Xe tự hành AGV phát hiện ra vật cản trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu. Xe tự hành Xe tự hành AGV  hoàn toàn có thể hoạt động độc lập mà không cần đến sự can thiệp của công nhân, hơn thế nữa, Xe tự hành AGV hoàn toàn đáp ứng khổi lượng hàng hóa với tải trọng lớn..

Xe nâng người máy

Xe nâng người máy

Thay vì thay thế con người, xe nâng người máy với quy trình dữ liệu được thiết lập chặt chẽ được hướng tới để hỗ trợ nhân viên kho hàng trong việc lưu trữ, dự trữ và bốc dỡ sản phẩm với mục tiêu giảm thiểu các hạn chế về hiệu suất và lỗi do con người gây ra. Xe nâng thông minh được trang bị thêm hệ điều khiển không dây hoặc có dây dễ dàng kết nối với cổng điều khiển chung của nhà kho. Ứng dụng này cho phép bạn giám sát tần xuất sử dụng xe cũng như hành vi của lái xe thông qua đó có phương án nâng cao năng suất làm việc.

Xe tải thông minh

Tham khảo:   6 bước thiết lập quy trình làm việc bài bản cho mọi doanh nghiệp

Xe tải thông minh

Những chiếc xe tải tự lái này có thể được điều khiển và giám sát từ xa mà không cần người điều khiển phía sau tay lái nhằm tối ưu hóa hoạt động và tăng độ an toàn trên đường, đảm bảo hàng hóa ở điều kiện tốt nhất khi vận chuyển.

Trong tương lai gần, Smart Truck tích hợp thêm nhiều tính năng tiện ích đa năng, kết nối trực tiếp, liền mạch với các hãng tàu, kho bãi, các trung tâm dịch vụ logistics cho xe, các đơn vị cung cấp dịch vụ cho hàng hóa như bảo hiểm, giám định… sẽ tạo ra một hệ sinh thái ưu việt thúc đẩy vận chuyển và ngành logistics phát triển lên tầm cao mới, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

Máy bay không người lái

♦ Máy bay không người lái

Trong các nhà kho, máy bay không người lái có thể được sử dụng để tăng tốc độ đếm hàng tồn kho, tối ưu hóa đường đi xung quanh nhà kho khi kéo hàng tồn kho và để cải thiện sự an toàn của công nhân.

2 – LOGISTICS XANH

2.1. Logistics xanh là gì?

“Logistics xanh” được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động của chuỗi cung ứng và bảo vệ môi trường. Trong đó, ứng dụng thực tế của thuật ngữ này được thể hiện qua các hoạt động nhằm giảm lượng khí thải carbon, xử lý chất thải, đóng gói, tái chế và giảm năng lượng tiêu thụ.

Hiện nay, với việc người tiêu dùng và xã hội đang dành sự ưu tiên quan tâm đến bảo vệ môi trường nhiều hơn, thì các công ty logistics và cung cấp chuỗi cung ứng cũng cam kết thực hiện những hoạt động có lợi hơn với môi trường.

2.2. Ứng dụng “Logistics Xanh” trong chuỗi cung ứng

  • Vận tải xanh: sử dụng các phương tiện vận tải tạo ra lượng khí thải thấp hơn như xe điện sử dụng năng lượng sạch, vận tải đường thủy…
  • Bao bì xanh: sử dụng các bao bì có khả năng tái chế, tái sử dụng, bao bì dùng vật liệu có thể phân hủy và phân hủy sinh học…
  • Kho bãi xanh: điện năng trong kho bãi được sử dụng bằng năng lượng mặt trời,……
  • Logistics ngược: tăng cường tái sử dụng các sản phẩm, bao bì, vật liệu; tái sản xuất và tân trang…

3 – BLOCKCHAIN

3.1. Blockchain là gì?

Blockchain hay còn gọi với tên chuỗi khối, block chain,… là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng chuỗi – khối cho phép lưu trữ và truyền tải thông tin một cách an toàn được liên kết, mở rộng với nhau nhờ các thuật toán mã hóa vô cùng phức tạp.

3.2. Vai trò của Blockchain trong chuỗi cung ứng

Cải thiện tính minh bạch trong quản lý chuỗi cung ứng

Blockchain giúp quy trình quản lý chuỗi cung ứng diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Bằng cách loại bỏ các bên trung gian và phân cấp hệ thống, quy trình giao dịch, thanh toán cũng được diễn ra minh bạch, công khai hơn. Blockchain tạo ra quy trình trao đổi dữ liệu và cung cấp kho lưu trữ an toàn. Từ đó, chuỗi cung ứng được diễn ra hiệu quả, hạn chế tối đa các tình trạng gian lận.

Tham khảo:   Chuyển đổi số là gì? Các bước thực hiện chuyển đổi số thành công

Công nghệ mới này sẽ cách mạng hóa lĩnh vực logistics với việc tăng cường tính minh bạch cho các nhà giao nhận vận tải, giảm thiểu sự gián đoạn thông tin giữa nhiều bên và loại bỏ các bên trung gian, dẫn đến chuỗi cung ứng được đơn giản hóa và có độ tin cậy cao.

3.3. Ứng dụng blockchain trong chuỗi cung ứng

Công nghệ Blockchain được sử dụng để mã hóa sản phẩm ( mã hóa số seri) về nguồn gốc, số lô và hạn sử dụng . Có thể truy vết mọi lúc mọi nên trên các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó còn ứng dụng vào việc xác minh sản phẩm, kiểm chứng sản phẩm được cung cấp bởi một nhà máy sản xuất hợp pháp đã được vận chuyển và bảo quản một cách phù hợp hay không.

4 – IOT INTERNET OF THINGS

4.1. Internet of Things là gì

“Internet of Things” hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet là một liên mạng. Trong đó, các thiết bị, phương tiện vận tải, phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, cơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu.

Trong lĩnh vực Logistics, IoT được sử dụng nhằm kết nối hầu hết mọi thứ, như: gói hàng, lưu kho, xếp dỡ, chuyên chở hàng hóa ,… giúp tiết kiệm thời gian, gia tăng giá trị cho chuỗi cung ứng.

4.2. Ứng dụng của “IOT” trong chuỗi cung ứng

Quản lý hàng trình và địa điểm

Giải pháp IoT hỗ trợ quản lý vị trí và tuyến đường cho ngành Logistics khá phổ biến hiện nay. Giải pháp này cho phép nhà quản lý giám sát vị trí của xe tải trong thời gian thực. Bằng cách sử dụng hệ thống theo dõi GPS và kỹ thuật định vị địa lý, tuyến đường do xe tải thực hiện cũng có thể được giám sát từ các vị trí từ xa.

5 – MẠNG 5G

Được biết đến với tên gọi 5G (thế hệ thứ năm của công nghệ di động), tất cả các loại thiết bị di động, được kết nối sẽ chứng kiến ​​những cải tiến lớn về tốc độ, khả năng phản hồi, dung lượng, độ trễ cực thấp và các lĩnh vực khác.Theo ITU, mạng 5G sẽ cung cấp tốc độ truyền dữ liệu lên đến 20 gigabit mỗi giây (Gbps).

Ngoài ra, những thiết bị IoT có kết nối 5G còn có thể giám sát các sản phẩm với các cảm biến IoT chuyên dụng, từ đó cho ra các thông tin hữu ích về chuyến giao hàng như đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, mức ánh sáng, mức khí và khu vực có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoặc độ an toàn của các sản phẩm nhạy cảm, giúp khách hàng:

  • Cung cấp thông tin cập nhật trạng thái trực tiếp cho khách hàng của họ
  • Hiểu được sự chậm trễ tiềm ẩn khi vận chuyển
  • Sử dụng AI để tối ưu hóa các tuyến đường của đội xe, dựa trên dữ liệu mới nhất
  • Dự báo chính xác khi nào hàng về
Tham khảo:   10 Mô hình kinh doanh số thành công

Những lợi ích này cũng sẽ giúp gia tăng thông tin vị trí, tối ưu hóa vận chuyển, giảm thiểu sự chậm trễ và giúp khách hàng chuẩn bị tốt hơn để nhận hàng..

6 – BIG DATA

BIG DATA

6.1. Big Data là gì?

Big data là khối dữ liệu khổng lồ được tạo ra bởi con người, công cụ và máy móc. Được lưu trữ tại các thiết bị hỗ trợ và internet. Phân tích Big Data giúp tạo ra các quyết định tốt hơn cho tất cả các hoạt động của chuỗi cung ứng bằng cách kết hợp dữ liệu và phương pháp định lượng, phân tích cả nguồn dữ liệu mới và cũ. Điều này tạo ra những luồng thông tin giá trị giúp hỗ trợ những người ra quyết định về chuỗi cung ứng với bất kỳ điều gì từ hoạt động tiền tuyến đến các lựa chọn chiến lược, chẳng hạn như chọn các mô hình vận hành chuỗi cung ứng tốt nhất.

Nhờ tận dụng phân tích Big Data, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng,các công ty nhanh chóng có được thông tin, hiểu rõ về hành vi, sở thích, xu hướng và phân tích khách hàng gần như chính xác nhất, cho khách hàng quyền truy cập để theo dõi lô hàng, truy xuất nguồn gốc lô hàng trong thời gian thực, từ đó có được sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc