08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics)

Các loại hình dịch vụ logistics phổ biến hiện nay

Logistics được xem là một giải pháp hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất và phân phối hàng hoá của doanh nghiệp. Hiện tại, logistics cũng dần khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

1- Logistics là gì?

Logistics là một chuỗi các hoạt động nhằm cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất đến tay người tiêu dùng. Thông thường logistics sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa, quản lý đội tàu, kho bãi, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.

Nhiệm vụ của các công ty logistics là lên kế hoạch, kiểm soát quá trình di chuyển của hàng hoá từ nơi xuất phát đến địa điểm khách hàng yêu cầu. Nếu muốn tồn tại và phát triển trong lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng và giá cả.

Ngoài hoạt động giao nhận, logistics còn rất nhiều các hoạt động khác như bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng bị hư hỏng,…

Ngày nay, hoạt động logistics giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào làm logistics hiệu quả đều có thể cắt giảm phần lớn chi phí vận chuyển, gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh.

Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi các doanh nghiệp đều dốc sức tìm hiểu logistics là gì và tìm cách thực hiện logistics sao cho hiệu quả nhất.

2- Các loại hình dịch vụ logistics hiện nay

2.1- Phân loại dịch vụ logistics 

Logistics được đánh rất cao về tiềm năng phát triển. Vậy nên có rất nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics.

Hiện tại, dịch vụ logistics được phân loại theo 3 nhóm chính.

+ Nhóm dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm

Bốc xếp hàng hóa: đóng hàng lên container, dỡ hàng từ container.

Dịch vụ kho bãi: lưu giữ hàng hóa, cho thuê kho bãi.

Dịch vụ đại lý vận tải: thực hiện các thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng, đóng thùng gỗ chèn lót cho hàng hóa,…

Các dịch vụ bổ trợ khác như bảo quản hàng hóa lưu kho, xử lý đơn hàng bị khách hoàn trả, kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra và xử lý hàng hóa quá hạn, lỗi mốt, tái phân phối hàng hóa, cho thuê, mua bán container,…

+ Nhóm dịch vụ logistics vận tải, bao gồm các dịch vụ

Vận chuyển hàng hóa theo đường bộ bằng xe tải hoặc container.

Vận tải hàng hóa bằng đường sắt.

Vận chuyển hàng hóa đường biển nội địa.

Vận chuyển hàng hóa đường biển quốc tế.

Vận chuyển hàng hóa đường hàng không.

Chuyển phát nhanh nội địa.

Chuyển phát nhanh quốc tế.

+ Nhóm dịch vụ logistics liên quan, gồm có

Tham khảo:   Cách tối ưu hóa chi phí trong hoạt động logistics

Kiểm tra sản phẩm, tư vấn kỹ thuật vận chuyển.

Phân loại hàng hóa.

Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác.

Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Dịch vụ bưu chính.

Dịch vụ xin giấy phép: giấy công bố sản phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa,…

Tra cứu mã HS cho hàng hóa. HS là mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Bạn cần đảm bảo tra cứu đúng mã số này để có căn cứ đóng thuế chính xác.

Các dịch vụ thương mại bán buôn và bán lẻ khác.

loại hình logistics

2.2- Các dịch vụ logistics phổ biến tại Việt Nam 

Khi tìm hiểu logistics là gì bạn sẽ thấy rằng dịch vụ này đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Trong đó các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các dịch vụ như:

– Nhận hàng hóa.

– Vận chuyển hàng hóa.

– Lưu hàng hóa tại kho bãi.

– Làm thủ tục hải quan, hỗ trợ khách hàng.

– Hoàn tất các thủ tục liên quan đến giấy tờ nhập, xuất hàng.

– Tư vấn và hỗ trợ khách hàng từ A->Z.

– Đóng gói hàng hóa theo đúng quy định vận chuyển hàng quốc tế.

– Ghi mã ký hiệu, giao hàng trong nước và các dịch vụ khác.

Tuy nhiên, bất kể doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nào đi nữa cũng phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh tương ứng với dịch vụ đó.

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, thì họ còn phải tuân thủ thêm các quy định về thương mại điện tử bên cạnh các quy định kinh doanh dịch vụ logistics.

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics cũng có những quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh riêng.

Các chuyên gia dự tính chi phí logistics của Việt Nam vào khoảng 25% GDP của cả nước. Tức là cao hơn nhiều so với các nước như Mỹ, Trung Quốc hay Thái Lan. Điều này đã làm giảm hiệu quả quảng bá thị trường lao động giá rẻ của Việt Nam cũng như các nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu.

Nguyên nhân chính gây ra điều này là sự lạc hậu và quá tải của cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Cùng với đó là hệ thống quản lý hành chính phức tạp và các đơn vị sản xuất của Việt Nam cũng không đẩy mạnh sử dụng các dịch vụ 3PL của nước ngoài.

3- Tại sao dịch vụ logistics lại quan trọng? 

Chắc hẳn bạn đã biết sức cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong. Yếu tố bên ngoài là các thể chế pháp luật, môi trường kinh doanh,… Còn yếu tố bên trong là chất lượng nguồn nhân lực, chi phí lao động, chất lượng sản phẩm,…

Tham khảo:   Quản trị Logistics là gì? Bao gồm những hoạt động nào?

Trong khi chi phí lao động ngày càng tăng, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp phải đầu tư nhiều tiền, chất lượng nguồn nhân lực muốn cải thiện phải có thời gian. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải tính toán lại việc sản xuất, tìm cách cắt giảm các chi phí không cần thiết. Và giải pháp của họ chính là sử dụng logistics.

Doanh nghiệp nào vận dụng hiệu quả logistics sẽ giải quyết được những vấn đề liên quan đến đầu vào nguyên liệu và đầu ra sản phẩm. Cụ thể, thông qua logistics doanh nghiệp có tiết kiệm chi phí vận chuyển, vận hành, từ đó gia tăng sức cạnh tranh.

Logistics cũng hỗ trợ rất hiệu quả cho các hoạt động marketing. Bằng cách đưa sản phẩm đến đúng địa điểm và thời gian được yêu cầu, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng. Điều này sẽ mang lại lợi nhuận và đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh thương mại hoá và hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, doanh nghiệp càng gay gắt hơn. Nguyên nhân đến từ việc dỡ bỏ các rào cản thuế quan, phi thuế quan và sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Lúc này, logistics chính là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế riêng và tăng sức cạnh tranh.

Thực tế đã cho thấy rất nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công bằng cách sử dụng hiệu quả dịch vụ logistics. Trong khi đó, có không ít doanh nghiệp đã thất bại vì những quyết định sai lầm trong logistics.

4- Doanh nghiệp nào cần đến dịch vụ logistics? 

Sau khi hiểu được lý do doanh nghiệp phải sử dụng dịch vụ logistics là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những doanh nghiệp nào sẽ cần đến dịch vụ logistics nhé.

Có lẽ bạn cũng biết, một doanh nghiệp có đầu tư vào chất lượng sản phẩm đến đâu đi nữa mà không thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng, họ vẫn thất bại.

Trong khi đó, logistics là một quá trình đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng. Nó có liên quan đến việc tìm nguồn cung đầu vào hàng hoá, sản xuất, lưu trữ và phân phối sản phẩm.

Bởi vậy, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải am hiểu bản chất của logistics là gì và sử dụng logistics hiệu quả để có thể tối đa hoá lợi nhuận và mang lại cho khách những trải nghiệm tốt nhất.

Nói cách khác, bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại cũng cần đến dịch vụ logistics vì nó có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề sau của doanh nghiệp:

+ Thứ nhất, quản lý chuỗi cung ứng

Tham khảo:   KỸ NĂNG SALES LOGISTICS CHO LẦN ĐẦU GẶP KHÁCH HÀNG

Chuỗi cung ứng là một dây chuyền bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau và có sự tham gia của nhiều bên. Trong khi đó logistics là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng.

Thông qua logistics mà hàng hoá có thể di chuyển thuận lợi từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, sau đó đến nhà phân phối, người bán hàng và sau cùng tới tay khách hàng. Bởi vậy, không làm logistics hiệu quả, chuỗi cung ứng có khả năng bị gián đoạn kéo theo sự ngưng trệ của hoạt động kinh doanh.

+ Thứ hai, vận chuyển hàng hoá

Điểm cốt lõi của logistics là hoạt động vận chuyển hàng hoá. Vì vậy sử dụng logistics hiệu quả doanh nghiệp sẽ chọn được phương án vận chuyển tối ưu nhất. Hơn nữa, các hồ sơ, thủ tục liên quan đến vận chuyển cũng được xử lý theo đúng quy định.

+ Thứ ba, lưu kho hàng hoá

Dịch vụ logistics sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề lưu kho một cách chuyên nghiệp, hạn chế những mất mát, hư hỏng hàng hóa trong quá trình lưu kho. Nhờ vậy chi phí lưu kho sẽ giảm đáng kể và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

+ Thứ tư, các dịch vụ khác

Bên cạnh các dịch vụ kể trên thì logistics còn giúp doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ khác như:

– Làm thủ tục hải quan.

– Xử lý các thủ tục về bảo hiểm hàng hóa.

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng các quy định và quy trình vận chuyển.

Trên đây là những thông tin có thể giúp bạn hiểu rõ logistics là gì và nắm được các loại hình dịch vụ logistics phổ biến hiện nay. Tuy rằng dịch vụ logistics tại Việt Nam chưa phát triển bằng các nước khác, nhưng hiện tại các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến hoạt động này. Đây được xem là những tín hiệu đáng mừng cho các công ty logistics và cả những ai đang tìm việc làm ngành logistics.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo