08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics)

KỸ NĂNG SALES LOGISTICS CHO LẦN ĐẦU GẶP KHÁCH HÀNG

Bạn có thường xuyên cảm thấy mất tự tin khi đi gặp 1 khách hàng nhất là các bạn đang làm trong lĩnh vực Sales Logistics. Nếu “Có” thì đây là bài viết dành cho bạn. Nhân viên Sales Logistics là một công việc mà bạn có thể học hỏi được rất nhiều tuy nhiên cũng đầy thách thức.

Trước tiên, để vào nghề bạn nên tìm cho mình một công ty cung cấp dịch vụ logistics tốt, uy tín để từ đó bạn dễ dàng hơn trong việc sales sau này.

Về kiến thức và kỹ năng: để thành công trong lĩnh vực này ngoài các kỹ năng của bất kỳ một nhân viên sales nào như kỹ năng gọi điện chào hàng, bán hàng, marketing, thuyết trình trước đám đông đàm phán… Bạn cần trang bị thêm các kiến thức chuyên môn về Giao nhận vận tải, nghiệp vụ ngoại thương, quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, incoterms… Bên cạnh đó, luôn cập nhật những thông tin nóng liên quan đến khách hàng, cũng như những thông tin khách hàng quan tâm để những cuộc trò chuyện không bị nhàm chán và mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho họ.

Để set up được một cuộc hẹn với khách hàng đã khó nhưng để có thể biến cuộc hẹn gặp đó thành cơ hội kinh doanh là điều còn khó hơn.

Những điều lưu ý trước khi hẹn gặp khách hàng?

– Gọi điện cho khách hàng:

Trước khi đến nên gọi điện lại cho khách hàng một lần nữa? Vì sao ư? Khách hàng của bạn cũng đang đi làm và bộn bề với rất nhiều công việc, họ có thể quên lịch hẹn với những cuộc gặp không phải quá “VIP”. Việc gọi điện trước khi đến vừa như để nhắc nhở khách hàng, vừa để confirm và chuẩn bị tinh thần cho bạn.

Tham khảo:   7 Cách để giảm phát thải trong hoạt động logistics

– Lịch sự và chuyên nghiệp trong lần đầu gặp mặt:

Bao gồm việc ăn mặc lịch sự, cử chỉ đàng hoàng và có thái độ bình tĩnh, vững vàng, tắt điện thoại hoặc để chế độ im lặng, mang theo sổ tay và ghi tốc ký những gì trao đổi với khách hàng…

– Không nên trình bày dài dòng về công ty mình hoặc những gì khách hàng đã biết:

Thay vào đó bạn nên chỉ ra điểm mạnh và lợi thế của mình, những gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Ví dụ: Dịch vụ automatic báo giá hàng tháng cho những tuyến vận tải mà khách hàng quan tâm ngay cả khi khách hàng không yêu cầu, tư vấn miễn phí cho khách hàng 24/07, cho khách hàng công nợ dài ngày…

– Luôn chủ động trong câu chuyện và chuẩn bị trước những gì sẽ định nói.

Hãy chủ động hỏi khách hàng thông tin hơn là giới thiệu về mình và luôn cần chuẩn bị trước “câu trả lời” cho những gì mà khách hàng sẽ thắc mắc.

Ví dụ: Khi khách hàng hé lộ với bạn họ đang nhập về mặt hàng XYZ thì sau đó bạn nên giới thiệu với khách hàng rằng Công ty mình cũng đang có khách hàng nhập mặt hàng tương tự và làm rất OK. Đương nhiên, bạn chỉ có thể nói được điều này  khi bạn đã tìm hiểu trước về khách hàng và quay lại xem công ty mình đã từng làm mặt hàng đó hay chưa? Nên nhớ, không khách hàng nào muốn là “chuột bạch” cho các công ty Logistics/ forwarder nên việc nêu tên một số khách hàng lớn bạn đang làm việc sẽ làm khách hàng yên tâm hơn.

Tham khảo:   Cách tối ưu hóa chi phí trong hoạt động logistics

– Thái độ chân thành, biết lắng nghe và tìm giải pháp cho khách hàng

Thái độ chân thành cần thiết trong mọi việc, thông qua thái độ chân thành khách hàng sẽ “cảm nhận” được bạn và tạo lòng tin trong mắt khách hàng. Bạn phải thực sự “mong muốn” là người “hiến kế” hoặc “tìm giải pháp” cho khách hàng.

Ví dụ: Bạn đang tư vấn dịch vụ Logistics nhưng tình cờ biết khách hàng cần tuyển nhân viên kinh doanh sản phẩm => Bạn có thể bày tỏ mong muốn giúp đỡ cho khách hàng bằng việc có thể giới thiệu vài người bạn của mình hiện đang cần tìm việc.

– Chuẩn bị sẵn “tâm lý bị từ chối”:

Bạn hãy thực sự thoải mái khi đi gặp khách hàng, đừng đưa ra mục tiêu “chốt khách” ngay lần đầu tiên, hãy coi cuộc gặp mặt này cũng như việc “một chuyến khám phá” của bạn. Nếu làm được vậy dù bạn là một nhân viên bình thường nhưng ngay cả khi gặp mặt khách hàng là giám đốc, trưởng phòng… bạn cũng không hề “lo sợ” bởi chỉ là khám phá thôi mà.

– Không ngừng nâng cao kỹ năng và kiến thức cho bản thân

Cuối cùng, dù trong công việc nào cũng vậy, bạn nên cố gắng để có thể trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực của mình. Mỗi khách hàng bạn được tiếp xúc là một bài học cho bạn, nếu bây giờ họ chưa ký hợp đồng với bạn thì có thể là một thời điểm khác trong tương lai.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo