08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics)

Logistics Xanh là gì? Và 4 lợi ích của logistics xanh

Sự phát triển của ngành Logistics đang ngày một mở rộng. Tạo ra nhiều cơ hội cho quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa được triển khai một cách tối ưu và hiệu quả. Vậy điều này có liên quan gì đến Logistics xanh? Trước hết để nắm và hiểu rõ vấn đề. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu Logistics xanh là gì? Lợi ích của Logistics xanh đem đến như thế nào thế ?   Ngoài ra môi trường đang ngày càng ô nhiễm. Đây là mối quan tâm của các chính quyền, doanh nghiệp cũng như xã hội hiện nay.

1. Logistics “xanh” là gì?

Logistics xanh hay còn gọi là “Green Logistics” có nguồn gốc vào những năm 1980.

Logistics xanh là một khái niệm chỉ việc  tính toán và các ứng dụng nhằm giảm thiểu các tác động về sinh thái của hoạt động Logistics. Hiểu một cách đơn giản, chínhlà muốn giảm thiểu các chất thải. Đồng thờisử dụng những thiết bị tiên tiến để giảm tình trạng ô nhiễm như không khí, tiếng ồn và giảm thiểu đi lượng rác thải ra môi trường,…

Logistics xanh bao gồm những giao dịch trước và sau của sản phẩm. Thêm vào đó, dịch vụ và thông tin giữa điểm bắt đầu sản xuất và điểm tiêu dùng.

Mục đích của Logistics xanh, chính là tạo ra các giá trị bền vững để phát triển cho công ty và doanh nghiệp. Song song đó làphát triển kinh tếvà việc bảo vệ môi trường.

Logistics xanh đòi hỏi  phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp cùng với cộng đồng.

Logistics Xanh – Green Logistics

2. Lợi ích của Logistics Xanh

Logistics xanh mang lại nhiều lợi ích. Trong đó, Logistics xanh còn đem đến lợi ích cho các tổ chức.  Đặc biệt trong việc quản lý Logistics. Điều này góp phần tăng hiệu quả  quản lý sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng (khách hàng). Đóng góp một phần vai tròi giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm năng lượng và ngăn chặn tác hại đến môi trường.

Logistics Xanh

Dưới đây là một số lợi ích mà logistics xanh mang lại:

a. Giúp giảm thiểu khí thải CO2

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng tăng. Trong đó, khí thải CO2 tăng cao. Việc triển khai Logistics  xanh là góp phần cho việc giảmô nhiễm môi trường và giảm tiêu thụ nguyên vật liệu.Thêm vào đó, Logistics xanh còntăng cường tuân thủ luật môi trường, điều chỉnh lại tài nguyên thiên nhiên để sản xuất các loại hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nhờ các hoạt động về logistics xanh. Môi trường đã giảm ô nhiễm đáng kể. Đặc biệt giảm thiểu được khí CO2, duy trì được không khí sạch và trong lành một cách có hiệu quả.

Tham khảo:   Quản trị logistic là gì? Những nội dung và chiến lược của quản trị logistic

b. Tiết kiệm chi phí

Logistics xanh giúp giảm thiểu một lượng chi phí đáng kể. Điển hình là chi phí vận chuyển, lưu trữ và chuyển nhượng sản phẩm từ các doanh nghiệp vàcông ty đến khách hàng. Bên cạnh đó, Logistics xanh còn làm giảm thiếu chi phí sản xuất và tiết kiệm năng lượng từ môi trường.

c. Tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Logistics xanh đưa hàng hóa đến tay khách hàng trong thời gian ngắn và dùng nhiều cách để bảo quản cẩn thận. Ngoài ra, Logistics xanh đã tối ưu hóa chuỗi cung ứng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hoạt động hiệu quả.

Logistics xanh còn tối ưu hóa các chuỗi cung ứng. Điều này được hiểu bằng việc xây dựng các trung tâm để xử lý các sản phẩm cần thu hồi. Từ người tiêu dùng, các nhà bán lẻ, nhà phân phối để tái chế các sản phẩm cũ vàphục hồi được những giá trị cần thiết.

Việc các doanh nghiệp thay đổi chuỗi cung ứng theo hướng Logistics xanh. Ngoài bảo vệ môi trường thì còn  bảo vệ được hình ảnh của mình trước khách hàng.

Sáng kiến của Logistics xanh được doanh nghiệp đưa vào áp dụng. Việc áp dụng để tìm ra các chuỗi cung ứng an toàn cho môi trường, giảm thiểu được năng lượng tiêu thụ trong quá trình vận chuyển, tái sử dụng, tái chế lại các vật liệu đóng gói bền vững.

Tham khảo:   Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của hàng hóa

d. Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh

Theo tổng cục thống kê: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý I và 3,66% của quý I năm nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý I năm nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.”. Điều này minh chứng cho  ngành kinh tế tại Việt Nam đang ngày càng phát triển.

Điều này cũng dẫn đến tình trạng ô nhiễm cũng ngày càng nghiêm trọng, lượng khí thải CO2 ngày càng tăng, biến đổi khí hậu đang xấu dần. Do vậy, các doanh nghiệp nên áp dụng mô hình logistics xanh nhằm giảm đi lượng ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, khí CO2. Nhằm hướng đến các hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn năng lượng hợp lý hơn.

3. Sự khác biệt của Logistics xanh và Logistics Truyền thống

3.1. Mục tiêu

Mục tiêu cuối cùng của Logistics xanh là phát triển bền vững.Dùng sự tiến bộ trong công nghệ để làm nền tảng. Nhằm giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

Logistics xanh vừa theo đuổi về chất lượng, vừa theo đuổi về hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ.Làm hạn chế các hoạt động của Logistics đến môi trường.

Đối với  Logistics truyền thống chỉ muốn đạt hiệu quả cao nhất. Các vấn đề liên quan đến môi trường là chi phí.

Logistics Xanh

3.2Tác nhân

Trong Logistics xanh, tác nhân không chỉ là các hoạt động Logisticstrong các doanh nghiệp Logistics . Điều này còn liên quan đến những doanh nghiệp ở đầu và cuối của chuỗi cung ứng.

Nhằm đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi sự kết hợp giữa các nguồn lực hiện có. Biết sử dụng hiệu quả đểtránh lãng phí các tài nguyên và góp phần nâng cao được sức mạnh tổng hợp.

Tham khảo:   Cách tối ưu hóa chi phí trong hoạt động logistics

Còn về tác nhân của Logistics  truyền thống   chú trọng vào khó khăn trong việc phân bổ, liên lết các nguồn lực tự nhiên trong hoạt động

4.Cơ hội phát triển của Logistics xanh

Hiện nay, xây dựng chuỗi cung ứng xanh đang là xu thế trên toàn cầu và ngành Logistics cũng đang trên đà phát triểnnhanh chóng. Quy mô hiện nay trên thương trường Logistics trên toàn cầu vào được ước tính đạt 3.215 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm là 17.6%.

Ở Việt Nam, ngành này đang tăng trưởng khá nhanh.Bình quân tăng khoảng 14-16% . Theo báo cáo của Aglity (nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới) về chỉ số Logistics thị trường mới nổi cho thấy: Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 quốc gia đứng đầu.  Việt Nam đã tăng được 3 bậc xếp hạng so với năm . Chính vì vậy, việc phát triển Logistics xanh sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo