08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics)

Logistics Ngược Là Gì? So Sánh Logistics Ngược Và Xuôi

Môi trường Logistics hiện nay đang được đánh giá ngày càng trở nên năng động, phức tạp và không ổn định hơn trước. Vì thế cạnh tranh ngày một gia tăng ở hầu hết các thị trường và gay gắt hơn rất nhiều. Điều đó, bắt buộc người làm logistics – xuất nhập khẩu phải hiểu rõ và nắm vững kiến thức ngành. Trong đó, chắc hẳn ai cũng từng nghe qua Logistics ngược.

1. Logistics Ngược Là Gì? Reverse Logistics Là Gì?

Logistics ngược được biết đến với tên gọi tiếng anh Reverse logistics được Rogers và Tibben – Lembke đề cập đến năm 1999 với nội dung như sau:

“Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp”

Hay nói một cách ngắn gọn:

Logistic ngược chính là một loại hình quản lý chuỗi cung ứng chuyển hàng hóa trở lại người bán hoặc nhà sản xuất từ khách hàng. Khi khách hàng nhận được sản phẩm, trả lại hay tái chế yêu cầu các quy trình hậu cần ngược lại.

Ví dụ về logistics ngược:

Công ty A là chuyên về lĩnh vực sản xuất hàng may mặc. Khi sản phẩm đã đưa ra thị trường lưu thông rồi mà vẫn xuất hiện lỗi và không thể bán cho khách hàng được thì lúc này, sản phẩm đó sẽ được vận chuyển trả về công ty A. Nhà sản xuất sẽ phải thu hồi những sản phẩm lỗi đó lại và tiến hành kiểm tra chọn lọc và phân loại chất lượng sản phẩm. Nếu như sản phẩm có thể sửa lỗi thì tiến hành xử lý rồi đem phân phối lại thị trường.

2. Đặc Điểm Của Logistics ngược – Reverse Logistics

  • Khó khăn trong việc dự báo
  • Vận chuyển hàng hóa từ nhiều điểm tới 1 điểm là nhà sản xuất
  • Chất lượng sản phẩm không đồng nhất
  • Bao bì sản phẩm thường bị phá hủy
  • Mức giá cả bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố
  • Không ưu tiên tốc độ vận chuyển
  • Chi phí không thể nhìn thấy trực tiếp
  • Không nhất quán trong việc quản lý dự trữ
  • Mâu thuẫn về sở hữu và trách nhiệm vật chất

3. Vai Trò Của Logistics Ngược Là Gì?

– Logistics ngược tạo sự thông suốt cho quá trình logistics xuôi: Quá trình logistics xuôi xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu ở nhiều khâu, lúc này logistics ngược xử lý nhanh chóng, kịp thời để đưa các sản phẩm này quay lại thị trường.

Tham khảo:   Nhân viên hiện trường logistics là gì? Kỹ năng cần có

– Logistics ngược góp phần nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng: Lợi thế cạnh tranh vượt trội được xuất phát từ một chính sách thu hồi tốt của doanh nghiệp bởi khi đó, khách hàng sẽ được thỏa mãn tốt nhu cầu kể cả khi họ nhận được sản phẩm lỗi.

– Logistics ngược giúp tiết kiệm chi phí cho DN: Các chi phí liên quan đến vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa hàng hóa thu hồi sẽ tăng lên khi phải thu hồi hàng hóa trong kênh logistics ngược. Theo ước tính chi phí dành cho các hoạt động logistics ngược trung bình sẽ nằm trong khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác, ví dụ như:

  • Tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu do được tái sinh
  • Giảm chi phí bao bì do tái sử dụng bao bì nhiều lần
  • Thu hồi được giá trị còn lại của những sản phẩm đã loại bỏ,
  • Bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm mới) nếu tổ chức và triển khai tốt dòng logistics ngược để tăng doanh thu

– Logistics ngược giúp bảo vệ môi trường: Việc thu hồi các sản phẩm lỗi, có cách tái chế phù hợp, xử lý một cách hợp lý và tiêu hủy sao cho không tác động xấu đến môi trường là một cách giúp môi trường xanh sạch đẹp hơn.

4. Các Mô Hình Logistics Ngược

 

Dựa theo cấu trúc,Logistics ngược gồm 2 loại mô hình chính:

– Centralized Structure (Tập trung): Điểm mẫu chốt trong hệ thống này là những hoạt động thu thập thông tin, kiểm soát và phân loại sẽ đều được tập trung trong một tổ chức, công ty. Quá trình xử lí vật lí có thể diễn ra ở cùng một tổ chức, công ty hay tại công ty khác.

– Decentralized Structure (Phi tập trung): Một lợi thế của loại mô hình này là các sản phẩm và vật phẩm sẽ có thể gửi trực tiếp đến chính xác bộ phận cải thiện mà nó cần.

5. So Sánh Logistics Ngược Và Xuôi

Trước hết, Logistics xuôi sẽ có những đặc điểm trái ngược hoàn toàn với Logistics ngược như: dự báo tương đối đơn giản, vận chuyển từ một điểm tới nhiều điểm, chất lượng sản phẩm đồng nhất,…

Tham khảo:   Quản trị Logistics là gì? Bao gồm những hoạt động nào?

Cụ thể một số điểm khác nổi bật là:

  • Dòng sản phẩm xuôi sẽ bắt đầu từ các nhà cung cấp và bán lẻ và khách hàng qua nhà phân phối. Ngược lại, Logistics ngược bắt đầu từ khách hàng và đưa sản phẩm trở lại bất kỳ điểm nào trong chuỗi cung ứng.
  • Hoạt động logistics được thiết kế tốt có thể đáp ứng với những thay đổi và xử lý một số yêu cầu hậu cần dễ dàng hơn.
  • Quy trình ngược lại này có thể trả lại sản phẩm một bước trong chuỗi hoặc cho nhà cung cấp ban đầu. Khách hàng có thể gửi các sản phẩm bị lỗi trở lại các kênh bán hàng hoặc giảm giá thông thường (như người thanh lý).

6. Quy Trình Logistics Ngược

Tập hợp: Đây là hoạt động nhằm thu hồi các sản phẩm không bán được, các sản phẩm lỗi rồi vận chuyển chúng đến điểm thu hồi.

Kiểm tra: Tại điểm thu hồi sẽ tiến hành kiểm tra, chọn lọc, phân loại hàng hóa về mặt chất lượng theo các tiêu chí. Công đoạn kiểm tra này có vai trò quan trọng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách thực hiện công đoạn tiếp theo.

Xử lý: Lúc này doanh nghiệp sẽ có nhiều cách xử lý khác nhau với những hàng hóa được thu hồi lại: tái sử dụng trực tiếp, hoạt động bán lại, phục hồi sản phẩm bằng cách: sửa chữa sản phẩm khuyết tật, tháo ra để lấy phụ kiện,… và nếu không còn sử dụng được nữa thì sẽ xử lý rác thải theo quy định của nhà nước để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Phân phối sản phẩm đã được phục hồi. Lúc này quy trình hậu cần sẽ diễn ra bình thường với các hoạt động dự trữ, vận chuyển và bán hàng.

Ví dụ quy trình logistics ngược của coca cola:

Coca Cola Việt Nam cũng từng vướng phải vụ việc là sản phẩm nước ngọt lẫn thủy tinh, sản phẩm Samurai thiếu Vitamin,… Sau khi điều tra và đưa ra kết quả chính thức, Coca Cola Việt Nam yêu cầu tất cả các chi nhánh, đại lý phân phối,… phối hợp thu hồi sản phẩm lỗi.

Để thu hồi bao bì sản phẩm thuận lợi, Coca Cola Việt Nam đã thực hiện Chiến lược xây dựng “Chuỗi cung ứng xanh”.

Tham khảo:   Cách tối ưu hóa chi phí trong hoạt động logistics

Thực tế, để sản xuất một thành phẩm vỏ chai Coca Cola mới gồm: 6% nguyên liệu mới được nghiên cứu, 94% thành phẩm cũ (30% nguyên liệu từ những vỏ chai được tái chế cũ).

Thành viên tham gia quá trình thu hồi vỏ chai, két Coca Cola từ khách hàng. Coca Cola Việt Nam còn mở trực tiếp nhà máy để tái chế vỏ chai nhựa đã qua sử dụng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

7. Thực Trạng Logistics Ngược Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, logistics ngược được biết đến dưới dạng một hệ thống quản lý và thu hồi rác thải chính thức xuất hiện từ lâu do Nhà nước điều hành. Cùng với đó, logistics ngược gắn với hoạt động thu hồi phi chính thức của tư nhân để gia tăng thu nhập và tìm kiếm, tận dụng phế liệu phục vụ tái sản xuất.

Tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, logistics ngược mới đang chỉ tập trung vào việc thu hồi sản phẩm từ khách hàng để đổi trả, sửa chữa, bảo hành hoặc thu hồi bao bì để tái sử dụng. Các Doanh nghiệp chưa có nhận thức sâu sắc về vai trò của logistics ngược trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững của

Doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các DN Việt Nam chưa tổ chức, triển khai và kiểm soát được hoạt động logistics ngược một cách chuyên nghiệp, khoa học bở trình độ quản lý,còn hạn chế, sự yếu kém về hệ thống hạ tầng và công nghệ.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo