08. Quản Trị Hậu Cần (Logistics)

Quản trị Logistics là gì? Bao gồm những hoạt động nào?

Hậu cận và chuỗi cung ứng thường bị nhầm lẫn. Tìm hiểu về quản trị Logistics sẽ giúp bạn phân biệt được hai hoạt động trên, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Quản trị Logistics liên quan đến việc lên kế hoạch, triển khai và giám sát dòng chảy hàng hóa

I. Tổng quan về quản trị Logistics là gì?

Quản trị Logistics (Tiếng anh Logistics Management) là một phần của quy trình chuỗi cung ứng, bao gồm việc lên kế hoạch, thực thi, kiểm tra và giám sát dòng chảy liên quan đến hàng hóa từ khâu nhập, lưu trữ đến xuất kho.

II. Các hoạt động cơ bản trong quản trị Logistics

Quản lý hậu cận Logistics chỉ rõ các nhiệm vụ liên quan việc đưa hàng hóa đến đúng khách hàng vào đúng thời điểm, đáng lưu ý là 5 hoạt động chính sau:

1. Quản lý vật tư

Quản trị vật tư hay quản lý các yếu tố đầu vào là hoạt động xác định nhu cầu sử dụng, tìm kiếm nhà cung cấp đến tiến hành mua, nhập kho và đưa vật tư vào quy trình sản xuất.

Nguyên liệu thô nhận từ bên thứ ba được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi chuyển vào kho vật tư.

Dự trù vật tư ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung, do đó cần được lên kế hoạch và thực hiện đầy đủ.

Tham khảo:   Inbound và Outbound – Bạn hiểu gì về 2 loại hình Logistics cơ bản này?

2. Dự trữ

Công tác dự trữ phản ảnh sự tích tụ sản phẩm ở từng thời điểm tiêu thụ khác nhau, hoạt động đảm bảo chuỗi cung ứng liên tục, tránh trường hợp đứt gãy.

Các mặt hàng vật chất như: thực phẩm, thành phẩm, thiết bị hay sản phẩm công nghiệp khác cần được đóng gói, chất hàng, bốc dỡ, nhập kho và phân phối bất cứ khi nào thị trường có nhu cầu.

Hoạt động lưu trữ diễn ra trong ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc đặc tính ngành hàng cùng chiến lược của tổ chức.

Dự trữ hàng hóa là điều kiện tiên quyết duy trì chuỗi cung ứng không đứt quãng

3. Kho bãi

Quản trị kho liên quan mật thiết đến khâu tiếp nhận, lưu trữ và vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm từ nơi tiếp nhận đến nơi cần được phân phối.

Quản trị kho bãi đặt ra yêu cầu duy trì điều kiện kho trong trạng thái an toàn, hệ thống giá kệ, máy móc cùng các thiết bị liên quan đảm bảo vận hành, hạn chế sai số.

4. Vận tải

Vận chuyển hàng hóa triển khai qua nhiều cách thức chuyên chở: đường bộ, đường hàng không, đường sắt hay đường thủy, đường biển. Lựa chọn phương thức nào, kết hợp các phương thức ra sao để cắt giảm chi phí, cải thiện tốc độ giao hàng là mục tiêu hàng đầu trong vận tải Logistisc.

Tham khảo:   Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu của hàng hóa

Một số doanh nghiệp nếu sử dụng dịch vụ hậu cần bên thứ ba, tất cả các hoạt động quản trị Logistics phải đảm bảo trạng thái bình ổn, tập trung vào năng lực cốt lõi.

Luân chuyển hàng sẽ diễn ra nhanh chóng nếu hàng hóa được phân loại và bố trí khoa học

5. Chi phí

Thực chất, chi phí triển khai 4 hoạt động quản trị Logistics trên chiếm phần lớn chi phí triển khai chuỗi cung ứng nói chung. Ngoài ra, các khoản phí: chi phí nhân công, chi phí hao mòn may móc, thiệt hại do hư hỏng…cũng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Tính toán và cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận tạo điều kiện cải thiện hiệu quả cao nhất trong quản trị hậu cận.

III. Tầm quan trọng của quản trị Logistics

Logistics là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng, quản lý hậu cần tăng thêm giá trị cho quy trình cung ứng nếu định hướng hàng tồn kho tạo doanh thu ấn tượng.

Quản lý hậu cần phát triển là cách tốt nhất tối ưu hoạt động chuỗi cung ứng, hạn chế hư hỏng, tối đa hóa lợi nhuận. Quan trọng là làm thế nào để vượt trội hơn đối thủ về chi phí, từ đó cắt giảm giá niêm yết?

Tìm hiểu lý do tại sao doanh nghiệp nên hoạch định chiến lược quản trị hậu cận?

Quản lý hậu cần là chìa khóa đảm bảo giao hàng liền mạch. Chúng còn tạo điều kiện đảm bảo vận chuyển, lưu kho và giao hàng nhanh.

Tham khảo:   Cách tối ưu hóa chi phí trong hoạt động logistics

Logistics là thành tố quan trọng của chuỗi cung ứng thành công, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận. Bằng cách đáp ứng đầy dủ, kịp thời, Logistics tạo tiền đề để doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nhận sự tín nhiệm từ người dùng, các đơn đặt hàng lặp lại thường xuyên, doanh thu gia tăng.

Ngược lại, khi sự cố Logistics xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh chung của tổ chức.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo