30. Kỹ năng sống

6 cách hiệu quả giúp bạn thải độc cảm xúc

Chúng ta không thể sống trong tình trạng tiêu cực một thời gian dài vì nó có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Việc thải độc cảm xúc đóng vai trò vô cùng cần thiết giúp bạn thanh lọc tâm hồn, giải phóng cảm xúc tiêu cực và hướng đến một cuộc sống yên bình, hạnh phúc hơn. Vậy làm thế nào để thải độc cảm xúc một cách thật hiệu quả? 

Thải độc cảm xúc là gì?

Thải độc cảm xúc (emotional detox) dùng để chỉ quá trình bạn loại bỏ, giải phóng bản thân khỏi luồng cảm xúc tiêu cực, hạn chế lo âu, suy nghĩ quá mức. Mục tiêu của thải độc cảm xúc chính là giúp bạn tìm ra sự bình yên trong tâm hồn, nhận thức và hiểu rõ hơn cảm xúc bản thân. Dù việc quá trình thải độc không thể diễn ra và hoàn thiện chỉ trong ngày một ngày hai, nhưng đây là một phương pháp hiệu quả giúp bạn trút bỏ những gánh nặng cảm xúc.

Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày để thanh lọc tâm hồn cho chính mình.

1. Dọn dẹp không gian sống 

Tận hưởng sự thoải mái, dễ chịu của tổ ấm chính là liệu pháp hiệu quả để giải tỏa căng thẳng. Nếu sau một ngày đi làm mệt mỏi, trở về ngôi nhà bừa bộn, đồ đạc ngổn ngang, liệu tâm trạng của bạn có trở nên dễ chịu hơn? Dọn dẹp không gian sống cũng là cách để bạn dọn dẹp lại tâm trí, suy nghĩ của bản thân sau một ngày tất bật với nhịp sống. Một căn phòng gọn gàng với những mùi hương dễ chịu bao giờ cũng là không gian lý tưởng để chúng ta hồi phục năng lượng và cảm xúc hiệu quả. Hãy dành một chút thời gian lau chùi, sắp xếp lại các đồ vật và loại bỏ những món đồ không cần thiết để tối giản hóa không gian sống và có thể sử dụng thêm tinh dầu, nến thơm để thư giãn, xoa dịu cơn stress, bạn nhé!

thải độc cảm xúc dọn dẹp không gian sống

Ảnh: Unsplash/Minh Pham

2. Rèn luyện thói quen thiền định 

Khi lên kế hoạch detox cơ thể, bạn cần có một chế độ ăn khoa học. Thải độc cảm xúc có hình thức tương tự như vậy. Một trong những cách thải độc cảm xúc hiệu quả chính là thiền định. Các bài tập thiền định sẽ giúp bạn tập trung vào từng hơi thở, nhận ra giá trị của từng khoảnh khắc thực tại và hỗ trợ giảm thiểu căng thẳng, lo âu. Ngoài ra, luyện tập thiền định còn hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ, tâm trạng và làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn. Hãy thử thiền định 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt của bản thân theo thời gian!

Tham khảo:   Overthinking Là Gì? Cách Để Dập Tắt Overthinking Và Suy Nghĩ Tích Cực Hơn

3. Thải độc công nghệ, tận hưởng cuộc sống 

Theo một số nghiên cứu, tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá lâu có thể khiến bạn bất an, lo âu và mắc hội chứng FOMO (Hội chứng sợ bị bỏ lỡ). Chính vì vậy, liệu pháp digital detox chính là câu trả lời cho bạn. Digital detox chính là thải độc công nghệ, bao gồm việc hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của thải độc công nghệ là để giải phóng tâm trí khỏi sự phụ thuộc công nghệ, cải thiện sức khỏe tinh thần và nâng cao chất lượng giấc ngủ. 

Khi mang những cảm xúc tiêu cực, bạn có thể tạm thời tắt thông báo trên điện thoại, máy tính, dành thời gian thư giãn, làm điều mình yêu. Việc thải độc này sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để kết nối gần gũi hơn với những người thân yêu, để bạn không bỏ lỡ mọi điều tốt đẹp đang diễn ra trong xung quanh và cảm thấy an toàn hơn. 

cô gái đứng bên hồ dưới ánh hoàng hôn đầy cảm xúc elle

Ảnh: Pexels/Yuliia Tretynychenko


Xem thêm 

Trắc nghiệm: bạn là người quan tâm đến công việc hay sức khỏe tinh thần của bản thân?

Tập thể dục ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của bạn? 

10 Điều khiến người hướng nội cảm thấy hạnh phúc 


4. Chăm chỉ luyện tập thể dục

Lợi ích của việc luyện tập thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe, nó còn giúp bạn thải độc tinh thần vô cùng hiệu quả. Khi luyện tập thể dục, cơ thể bạn sẽ tiết ra endorphin – một loại hormone hạnh phúc khiến bạn trở nên phấn chấn và yêu đời hơn. Do vậy, các hoạt động thể chất luôn được xem là “liều thuốc” hiệu quả giúp bạn thoát khỏi những lo âu đè nén trong tâm trí, mang lại cảm giác bình yên. Không những vậy, tập thể dục còn hỗ trợ đẩy lùi các chứng bệnh về tâm thần như Alzheimer hay trầm cảm, giúp bạn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe của mình một cách toàn diện.

Tham khảo:   Dejavu Là Gì? Hiểu Rõ Hơn Về Hiện Tượng Kỳ Lạ Này

5. Lắng nghe bản thân nhiều hơn

Càng trưởng thành, chúng ta càng dễ cuốn vào guồng quay hối hả của công việc và các mối quan hệ xã hội. Dần dà, nhịp sống ấy đã khiến nhiều người quên đi nhu cầu được lắng nghe của “đứa trẻ bên trong” bản thân.

Đã bao lâu  bạn chưa ngồi xuống và tự ngẫm bản thân đã trải qua những gì và đối diện mọi khó khăn như thế nào? Đôi khi, bạn cho rằng mình chưa cố gắng đủ nhiều, hoặc chưa đủ tốt khi gặp trục trặc trong cuộc sống, nhìn thấy những trường hợp thành công đồng trang lứa. Tuy nhiên, bạn nên dành cho bản thân một khoảng lặng để nhìn lại, chắc chắn rằng so với xuất phát điểm bạn đã đi một đoạn đường xa hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Hãy học cách lắng nghe chính mình để bạn luôn ghi nhớ giá trị của bản thân, đồng thời loại bỏ những suy nghĩ nội tâm tiêu cực. 

Đừng quá khắt khe với chính mình. Sau chuỗi ngày bận rộn, bạn nên tạm cách ly với nhịp sống hối hả thường ngày và tìm một không gian tĩnh lặng-  nơi bạn có thể hít thở thật sâu và cảm nhận mọi cảm xúc, suy nghĩ bên trong. Bên cạnh đó, bạn có thể tự thưởng cho chính mình bằng cách chiêu đãi bản thân một bữa ăn ngon tại nhà hàng yêu thích, xem một bộ phim hoặc mua một món quà. Không ai có thể hiểu được bạn hơn chính bản thân bạn, vì vậy hãy học cách chấp nhận, yêu thương mọi khuyết điểm của mình và từng chút cải thiện mọi thứ, bạn nhé!

Cô gái nhìn vào chính mình trong mảnh gương vỡ đầy cảm xúc elle

Ảnh: Unsplash/Alexander Mass

6. Buông bỏ quá khứ và sống cho thực tại

Dù quá khứ có đẹp như một thước phim, hay chỉ toàn ký ức đau buồn, bạn nên nhớ rằng tất cả đều là những điều đã cũ. Việc cố níu kéo hay bị dày vò bởi quá khứ chỉ khiến lòng bạn thêm nặng trĩu. Không ai hoàn hảo trên thế giới này, vì vậy khi mắc phải sai lầm bạn cần rút ra bài học cho bản thân sau mỗi lần vấp ngã. Thay vì vùi mình trong những u uất và suy nghĩ “giá như trước đây…”, buông bỏ và tha thứ cho những gì đã xảy ra trong quá khứ sẽ giúp bạn không còn ám ảnh, sống tự do và thiết lập được ranh giới để bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương không đáng có. Ngày mai sẽ tươi đẹp hơn nếu hôm nay bạn không ngừng phấn đấu tiến về phía trước.

cô gái buông bỏ quá khứ cảm xúc độc hại

Ảnh: Unsplash/Sule Makaroglu

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo