22. Quản trị kinh doanh

Cấu trúc thương hiệu (Brand Architecture) là gì? Tầm quan trọng

Hình minh hoạ (Nguồn: yellowfishes)

Cấu trúc thương hiệu

Khái niệm

Cấu trúc thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand Architecture.

Cấu trúc thương hiệu là tập hợp các cấu phần và sự sắp xếp giữa chúng để tạo lên một thương hiệu của doanh nghiệp. 

Như vậy, cấu trúc thương hiệu luôn gắn chặt với thương hiệu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Có thể hiểu một cách đơn giản, cấu trúc thương hiệu chính là “phần cơ thể sống” của thương hiệu. 

Tập hợp tất cả các yếu tố để tạo lên một “cơ thể sống” của thương hiệu một cách cân đối, hợp lí, khoa học sẽ có một thương hiệu “khỏe mạnh, cường tráng” và là nền tảng cho sự phát triển thương hiệu sau này của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của cấu trúc thương hiệu

– Cấu trúc thương hiệu quyết định sự thành công của thương hiệu

Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng cấu trúc thương hiệu luôn là yếu tố nền tảng để mang lại sự thành công cho mỗi một thương hiệu. 

Để có một thương hiệu mạnh trên thị trường, các doanh nghiệp cần có các yếu tố nền tảng vững chắc từ mô hình kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu, cùng với chiến lược thương hiệu bài bản được định vị một cách khoa học, hiệu quả trong tâm trí khách hàng. 

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của Internet là sự ra đời của các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hoạt động trong nhiều lĩnh vực và mô hình kinh doanh. 

Bên cạnh những lợi ích của các mô hình kinh doanh trực tuyến đã đem lại cho xã hội, cũng có những phiền toái và thậm chí dư luận xấu mà một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến đã vô tình hoặc cố ý gây ra cho cộng đồng xã hội. 

Tham khảo:   Phương pháp cảm quan (Sensory analysis) trong đánh giá chất lượng là gì?

Một nguyên nhân quan trọng và căn bản của hiện tượng này đó chính là vấn đề về ý thức và quan niệm của doanh nghiệp đối với thương hiệu của mình. 

Xây dựng một cấu trúc thương hiệu thống nhất, bền vững luôn là một đòi hỏi quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến trong giai đoạn đầu và cả những giai đoạn tiếp theo của mỗi doanh nghiệp.

– Cấu trúc thương hiệu là nền tảng hoạt động kinh doanh định hướng khách hàng

Khách hàng là mục tiêu số 1 và là cái đích hướng tới của mọi nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng chính là người đem lạI lợi nhuận và quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. 

Chính vì vậy, kinh doanh định hướng khách hàng là nền tảng vững chắc cho sự thành công của mỗi một doanh nghiệp. Việc xây dựng một cấu trúc thương hiệu chặt chẽ, bài bản, khoa học sẽ là nền tảng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vào tạo những ấn tượng tốt về doanh nghiệp từ phía khách hàng. 

Khi một thương hiệu đã chinh phục được đông đảo khách hàng và được khách hàng yêu mến thì các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và các mục tiêu khác của doanh nghiệp cũng sẽ đạt được kết quả tốt.

– Cấu trúc thương hiệu là nền tảng của hoạt động truyền thông thương hiệu

Cấu trúc thương hiệu được xây dựng không chỉ để hàm ý tượng trưng hay chỉ đơn giản là cho có và cho đủ. Trong cấu trúc thương hiệu sẽ bao gồm cả cấu trúc hiện thị hay nói một cách khác là các thông điệp từ phía doanh nghiệp truyền tải tới khách hàng một cách có chủ đích mà đại diện tiêu biểu là bộ nhận diện thương hiệu. 

Tham khảo:   Cửa hàng pop-up (Pop-Up Retail) là gì? Các ví dụ về cửa hàng pop-up

Thương hiệu của doanh nghiệp sẽ trở nên nổi tiếng nếu thương hiệu đó được truyền thông tới đông đảo khách hàng và khách hàng có thể nhận biết và tin dùng. Sức mạnh thương hiệu lúc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động truyền thông thương hiệu (các hoạt động xúc tiến thương hiệu). 

Tuy nhiên, quá trình truyền thông thương hiệu luôn là “con dao hai lưỡi”. Nếu một thương hiệu có cấu trúc nền tảng và cấu trúc hiển thị tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền thông có hiệu quả và ngược lại. Chính vì vậy, cấu trúc thương hiệu luôn là nền tảng quan trọng cho hoạt động truyền thông thương hiệu.

– Cấu trúc thương hiệu là nền tảng của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu

Thương hiệu là tài sản vô hình và được doanh nghiệp dày công xây dựng và phát triển trong thời gian dài. Chính vì vậy, gìn giữ thương hiệu và bảo vệ thương hiệu luôn là công việc cần quan tâm và chú ý trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 

Bên cạnh việc tự bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp mình, doanh nghiệp cần đến sự bảo hộ và cấp bằng bảo hộ về nhãn hiệu từ phía cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo quyền sở hữu thương hiệu và ngăn cản sự vi phạm thương hiệu của doanh nghiệp từ các đối tượng khác. 

Việc xây dựng cấu trúc thương hiệu và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là cơ sở để doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ của mình. Trên cơ sở đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu và công nhận sự sở hữu hợp pháp về nhãn hiệu đó.

Tham khảo:   Văn hóa sáng tạo (Adhocracy) trong doanh nghiệp là gì? Ưu nhược điểm của văn hóa sáng tạo

(Tài liệu tham khảo: Xây dựng cấu trúc thương hiệu cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo