Quản trị dự án

Assumption (giả định) và Constraint (ràng buộc) trong quản lý dự án là gì?

Assumption và Constraint đều là những thuật ngữ chuyên ngành mà một người quản lý dự án cần phải hiểu rõ. Vậy, Assumption là gì? Constraint là gì?

Assumption (giả định) và Constraint (ràng buộc) trong quản lý dự án là gì?

Assumption (Giả định) là một phần quan trọng trong truyền thông giao tiếp của một dự án. Giả định đồng nghĩa với kỳ vọng, là những điều không hoàn toàn dựa trên thực tế.

Assumption (giả định) là một phần quan trọng trong dự án hợp tác

Trong đó, với các giả định này, các bên liên quan khi nhóm họp có thể không nhận ra, khiến các “giả định không chính xác” đem đến những rủi ro cho dự án. Do đó, một dự án khi triển khai mới cần có sự theo sát của giám đốc dự án và đội nhóm dự án.

Các Assumptions sẽ được ghi chép lại dưới dạng nhật ký giả định (Assumption log) để tiện theo dõi những điều chỉnh. Nhật ký này sẽ xuất hiện ở các quy trình lập kế hoạch và kiểm soát dự án. Qua đó bạn đã giải định được khái niệm Assumption là gì rồi phải không nào? Vậy chúng ta tiếp tục đi đến khái niệm về Constraint (Ràng buộc) ở bên dưới nhé.

Constraint (Ràng buộc) là một trong những yếu tố thường xuất hiện trong dự án. Với chức năng “ràng buộc”, nó sẽ giúp việc thực hiện dự án được diễn ra đúng quy trình, đảm bảo tiến độ, ngân sách, chất lượng, hạn chế ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, quy trình hay danh mục.

Tham khảo:   Personality  - Tính cách

Constraint (Ràng buộc) dễ xác định hơn các giả định

Trong đó, các ràng buộc sẽ dễ xác định hơn là các giả định vì đây là những điều khoản “bất di bất dịch” đã được đề ra trước đó do các cấp quản lý hoặc nhà tài trợ quy định. Những vấn đề đã được ràng buộc gồm: tiến độ cột mốc dự án, chất lượng, nguồn lực, phạm vi, rủi ro, chi phí, sự hài lòng của khách hàng,….

Với các constraint này, các cấp quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp sẽ là người quy định và đặt ra mức độ ưu tiên của từng ràng buộc. Ưu tiên này sau đó được sử dụng để lập kế hoạch dự án, đánh giá tác động của những thay đổi và chứng minh dự án sẽ hoàn thành thành công.

Điều quan trọng là đánh giá hệ quả của việc thay đổi một ràng buộc này đối với tất cả các ràng buộc khác. Nói cách khác, anh/chị hầu như không thể rút ngắn tiến độ dự án mà không gây ra tác động tiêu cực đến chi phí, rủi ro, v.v. Điều này có tác dụng trong việc lập kế hoạch và khi người giám đốc dự án xử lý các yêu cầu thay đổi.

Tham khảo:   Sự khác biệt giữa certification và certificate

Những ràng buộc sẽ giúp dự án đi đúng “quỹ đạo”

Ví dụ: Một hoạt động bổ sung có thể chỉ mất một ngày, nhưng chi phí cho việc thêm hoạt động này phải được đánh giá, cùng với tác động đến đường tới hạn (đường găng – Critical Path). Rủi ro thêm hoặc từ chối hoạt động được yêu cầu cũng phải được đánh giá. Thay đổi kế hoạch dự án thường tác động đến nhiều ràng buộc. Người giám đốc dự án và nhóm có thể đánh giá chúng nhưng các yêu cầu thay đổi tác động đến các phần đã được phê duyệt của kế hoạch quản lý dự án phải thông qua kiểm soát thay đổi tích hợp.

Trên đây là những thông tin định nghĩa Assumptions là gìConstraints là gì cùng những thông tin hữu ích trong quản lý dự án dành cho các anh/chị. Nếu có thêm câu hỏi nào cần được giải đáp, anh/chị vui lòng liên hệ trực tiếp với Viện quản lý dự án ATOHA qua Hotline 0917 281 238 để được hỗ trợ.

Nhật ký giả định là gì? What is Assumption log?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc