20. Kinh tế học

Bộ ba bất khả thi (Trilemma) là gì? Ví dụ thực tế

Bộ ba bất khả thi

Khái niệm

Bộ ba bất khả thi trong tiếng Anh là Trilemma.

Bộ ba bất khả thi là một giả thuyết kinh tế cho rằng không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỉ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn. 

Một bộ ba giải pháp nói về các quốc gia có ba lựa chọn để chọn khi đưa ra những quyết định cơ bản về việc quản lý các thỏa thuận chính sách tiền tệ quốc tế của mình. Chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình thế kinh tế dễ đổ vỡ khi mà một quốc gia cố tình thi hành ba chính sách trên cùng lúc.

Bộ ba bất khả thi còn được gọi là Bộ ba bất khả thi Mundell-Fleming. Lí thuyết này cho thấy sự không ổn định cố hữu trong việc cân đối cả ba chính sách khi thiết lập và giám sát chính sách tiền tệ.

Giải thích Bộ ba bất khả thi

Hình minh họa: Investopedia

Khi đưa ra các quyết định cơ bản về quản lí chính sách tiền tệ quốc tế, một bộ ba bất khả thi cho thấy rằng các quốc gia có ba lựa chọn khả thi. Theo mô hình bộ ba của Mundell-Fleming, các tùy chọn này bao gồm:

– Tỉ giá hối đoái cố định

Tham khảo:   Nền kinh tế thị trường (Market Economy) là gì? Đặc điểm và nền kinh tế thị trường hiện đại

– Tự do lưu chuyển vốn

– Chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả

Tính riêng biệt làm cho không thể cùng lúc đạt được cả 3 mục tiêu. Nếu nhà hoạch định chính sách chọn 2 mục tiêu thì sẽ phải từ bỏ mục tiêu còn lại.

Bên A: Một quốc gia có thể chọn thay đổi tỉ giá hối đoái với một hoặc nhiều quốc gia và nó có một dòng vốn tự do với các quốc gia khác. Nếu đi theo kịch bản này, chính sách tiền tệ độc lập sẽ không thể có được vì khi biến động lãi suất sẽ tạo ra chênh lệch tỉ giá hối đoái.

Bên B: Quốc gia có thể chọn để có một dòng vốn tự do với các quốc gia khác và có chính sách tiền tệ độc lập. Nhưng do tỉ giá hối đoái cố định giữa tất cả các quốc gia và dòng vốn tự do là riêng biệt với nhau. Vậy nên nếu muốn tự do lưu chuyển vốn, hiển nhiên sẽ không thể có tỉ giá hối đoái cố định.

Bên C: Nếu một quốc gia chọn tỉ giá hối đoái cố định và chính sách tiền tệ độc lập thì quốc gia đó sẽ không thể có dòng vốn tự do. Tiếp tục trong trường hợp này, tỉ giá hối đoái cố định và dòng vốn tự do là riêng biệt với nhau.

Các cân nhắc của chính phủ

Thách thức đối với chính sách tiền tệ của chính phủ đến từ việc lựa chọn mục tiêu nào để theo đuổi và quản lí chúng. Nói chung, hầu hết các quốc gia ủng hộ phía B của tam giác vì họ có thể hưởng sự tự do của chính sách tiền tệ độc lập và hỗ trợ chính sách giúp định hướng dòng vốn.

Tham khảo:   Plutonomy là gì? Xu hướng của plutonomy trong thế giới hiện nay

Những ảnh hưởng về học thuật

Lí thuyết về bộ ba bất khả thi được ghi nhận là của hai nhà kinh tế học Robert Mundell và Marcus Fleming. Họ đã chứng minh các mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái, dòng vốn và chính sách tiền tệ trong những năm 1960. Maurice Obstfeld – nhà kinh tế trưởng tại Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2015, đã giới thiệu mô hình này như là một “bộ ba bất khả thi” trong một bài báo năm 1997.

Nhà kinh tế học người Pháp Hélène Rey lập luận rằng bộ ba bất khả thi không hề đơn giản như trong bối cảnh trước đó. Trong thời hiện đại, Rey tin rằng phần lớn các quốc gia chỉ phải đối mặt với hai lựa chọn vì các chính sách tiền tệ cố định thường không hiệu quả. Dẫn đến việc chỉ chú trọng vào mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ độc lập và dòng vốn tự do.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo