20. Kinh tế học

Phương pháp triệt tiêu rủi ro trong thẩm định dự án là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: rigzone)

Phương pháp triệt tiêu rủi ro trong thẩm định dự án

Khái niệm

Phương pháp triệt tiêu rủi ro là phương pháp dự đoán những rủi ro có thể xảy ra để từ đó có biện pháp phòng ngừa và hạn chế tối đa tác động mà rủi ro đó gây ra, hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác liên quan đến dự án.

Các loại rủi ro

– Giai đoạn thực hiện dự án

Rủi ro chậm tiến độ thi công: để hạn chế rủi ro này cần kiểm tra kế hoạch đấu thầu, chọn thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng; kiểm tra cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương.

Rủi ro vượt tổng mức đầu tư: để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra hợp đồng giá, các điều kiện về phát sinh tăng giá và kiểm tra về khối lượng công việc thực hiện.

Rủi ro về cung cấp dịch vụ kĩ thuật – công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo: để hạn chế rủi ro này phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.

Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ: để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc tài trợ vốn.

Rủi ro bất khả kháng: rủi ro do điều kiện tự nhiên bất lợi, hoàn cảnh chính trị – xã hội khó khăn. Để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng).

Tham khảo:   Qui luật cung cầu (Law of Supply and Demand) là gì? Xây dựng qui luật cung cầu

– Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động

Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ: Để hạn chế rủi ro này, cần xem xét hợp đồng cung cấp dài hạn với các công ty cung ứng có uy tín, các điều khoản thoả thuận về giá cả, xem xét các phương án dự phòng của dự án.

Rủi ro về tài chính như thiếu vốn kinh doanh: Để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụng hoặc mở L/C tại các cơ quan cấp vốn.

Rủi ro trong khâu quản điều hành dự án: Để hạn chế rủi ro này, cần đánh giá năng lực quản của doanh nghiệp hiện tại (năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản dự án), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản dự phòng.

Rủi ro bất khả kháng: để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh.

Rủi ro về thị trường: dự báo lại mức cung cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường nguyên vật liệu đầu vào của dự án.

Tham khảo:   Hàm sản xuất (Production Function) là gì?

Ưu nhược điểm và ứng dụng

– Ưu điểm

Giúp tránh được những rủi ro thường gặp khi thực hiện đầu tư, nhờ đó nâng cao sự ổn định và chắc chắn của dự án

Giúp đảm bảo tính khả thi khi thực hiện dự án

Tăng sự tin tưởng khi đưa ra các quyết định đầu tư

– Nhược điểm

Không thể nhận biết được hết các rủI ro có thể xảy ra với dự án trước và sau khi đi vào hoạt động.

Do phải xem xét, kiểm tra dự phòng khá nhiều tình huống rủi ro trước khi thực hiện dự án nên sẽ mất thời gian tiến hành, tốn kém về chi phí và nguồn nhân lực.

Phương pháp triệt tiêu rủi ro được sử dụng rất ít và gần như đồng nhất với phương pháp phân tích độ nhạy. Đây là một cách hiểu sai lầm, dẫn đến đánh giá không đầy đủ rủi ro của dự án.

– Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng để giảm thiểu rủi ro của các dự án đầu tư.

(Tài liệu tham khảo: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo