Kỹ năng Tư duy Logic

Các kiểu lập luận theo tư duy phi logic phổ biến

Khái niệm “logic” đã không còn xa lạ với hầu hết chúng ta, và có thể bắt gặp khái niệm này trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Chẳng hạn như khi đi xin việc làm, trong nội dung mô tả công việc cũng có một mục yêu cầu kỹ năng “ứng cử viên nên có kỹ năng tư duy logic”, hay trong chương trình phổ thông ngày nay cũng dần dần hướng tới việc đào tạo thế hệ trẻ với “tư duy logic”.

Mặc dù khái niệm này phổ biến như vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tư duy logic nghĩa là gì và như thế nào được gọi là người có tư duy logic. Bài viết này sẽ giải thích rõ về khái niệm của tư duy logic là gì và phân tích một số tác nhân đã và đang cản trở khả năng tư duy logic.

Logic là gì?

Logic hay lý luận học là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ λογική (logos), mang nghĩa nguyên thủy là từ ngữ, hoặc điều đã được nói, nhưng trong nhiều ngôn ngữ châu Âu thì mang ý nghĩa là suy nghĩ hoặc lập luận hay lý trí.

Khi chúng ta nói rằng lập luận của một người là logic hay hợp lý, nghĩa là cách người đó giải thích nguyên nhân của sự việc đã thỏa mãn được những thắc mắc trong suy nghĩ của chúng ta.

Tư duy logic là gì?

tu-duy-logic-giTư duy logic là một hoạt động suy luận, tư duy của não bộ để giải quyết các vấn đề đang gặp một cách hiệu quả. Hay nói cách khác, tư duy logic là cách mà não bộ hoạt động mà qua đó trí thông minh của con người được nuôi dưỡng và phát triển.

Mặc dù nhiều người sẽ không để ý về quá trình tư duy logic nhưng tất cả chúng ta thường đối diện với những tình huống cần có kỹ năng lý luận logic trong ngày. Một ngày của mỗi người gồm nhiều nhiệm vụ cần làm, nên mỗi người luôn phải vận động trí não và sắp xếp các thông tin để tìm ra giải pháp hoàn hảo.

Nhờ có tư duy logic mà việc phân tích một tình huống sẽ suôn sẻ hơn và đưa đến một giải pháp hợp lý. Tư duy logic có một cách giải quyết vấn đề là thông qua việc áp dụng các nguyên tắc suy luận rồi suy ra một kết luận. Kết luận không thể bị sai nếu như cơ sở tiền đề của nó đúng.

Ví dụ của suy luận hợp logic:

  1. A- Một đất nước muốn phát triển về nhiều mặt thì phải hội nhập quốc tế.
  2. B- Việt Nam muốn phát triển về nhiều mặt
  3. Từ A và B ta kết luận: Vậy, Việt Nam phải hội nhập quốc tế.

Khi lý luận, người nói hoặc người viết cần sắp xếp suy nghĩ theo một chuỗi liên kết nhau và diễn đạt câu từ một cách chặt chẽ và giữa các yếu tố trong lời nói có một mối quan hệ tất yếu phù hợp cái ý này liên kết với ý kia một cách mạch lạc và thành một đường thẳng. Các nguyên nhân thường sắp xếp dưới dạng chuỗi. Ví dụ, tình huống A gây ra B. Sau đó, B dẫn đến kết quả C. Chuỗi nguyên nhân này có thể được biểu đồ hoá như sau:

tu-duy-logic-vi-du

Ví dụ

Lan về nhà và phát hiện sàn nhà bị ướt. Sau một lúc tìm kiếm nguyên nhân gây ra việc sàn nhà ướt thì Lan phát hiện nước rỉ ra từ máy lạnh. Để giải quyết việc sàn nhà ướt, Lan tìm một cái khăn và 1 cái thau để thấm nước, giữa đêm khi nước đầy thì Lan mang đi đổ và việc này lặp lại suốt 3 đêm. Vậy Lan chỉ đang dừng ở điểm B mà chưa tìm ra nguyên nhân gốc là A. Cách để giải quyết việc này dứt khoát đó là xử lý máy lạnh để nó không rỉ nước nữa và Lan cần liên hệ với thợ sửa máy lạnh để sửa chữa tình trạng này.

Tham khảo:   Tư duy logic là nền tảng của mọi thành công

Có thể thấy rằng trong chuỗi cơ sở trên vẫn có khả năng là C biểu diễn một kết quả mơ hồ, chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Trong khi đó, B là nguyên nhân của C nhưng nếu C còn mơ hồ thì nghĩa là B cũng đang mơ hồ. Vậy để hiểu được nguyên nhân gốc thì phải xét kỹ cơ sở A

Tư duy logic và mối liên hệ với việc giải quyết tận gốc của một vấn đề

Từ định nghĩa và ví dụ về tư duy logic trên, chúng ta có thể thấy rằng khả năng logic cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề mà chúng ta đối mặt hằng ngày.

Ví dụ:

  1. Một người A nói rằng “Tôi học tiếng Anh mãi mà chưa giỏi.”.
  2. Vậy chúng ta đưa ra lý luận logic như thế nào đối với câu nói trên?
  3. Trước tiên, phải đặt ra câu hỏi “Tại sao?”: Tại sao bạn lại chưa giỏi tiếng Anh ?

Giả sử A trả lời là “Tại tiếng Anh khó quá!” thì rõ ràng đây là một lập luận thiếu logic và không thuyết phục. Nếu trả lời theo cách này thì sẽ không thể tìm ra giải pháp bởi vì chẳng ai làm cho tiếng Anh dễ hơn được. Ngoài ra, khi bạn A nói tiếng Anh khó, vậy thì khó là khó ở mức độ nào và khó ở những điểm nào?

Ta có thể thấy lập luận này không có căn cứ và không dẫn tới hướng giải quyết vấn đề cho bạn A.

Câu trả lời sẽ logic và thuyết phục hơn nếu như A đưa ra những lý do cụ thể, chẳng hạn như:

  1. Lý do thứ nhất: Vì tôi chưa không có nhiều thời gian cho việc học tiếng Anh
  2. Lý do thứ hai: Do phương pháp học tiếng Anh của tôi chưa hiệu quả

Có thể thấy khi đưa ra lý do như trên thì A đang dần tìm ra được giải pháp cho vấn đề. Để giải quyết được thì A cần tiếp tục trả lời các câu hỏi tại sao từ 2 lý do trên.

Với lý do 1: Vì sao không có nhiều thời gian học tiếng Anh?

  • Vì tôi bận chơi game; bận đi cà phê với bạn…

Với lý do 1: Vì sao không có nhiều thời gian học tiếng Anh?

  • Vì tôi bận chơi game; bận đi cà phê với bạn…

Với lý do 1: Vì sao phương pháp học tiếng Anh đang áp dụng lại chưa hiệu quả?

Với câu hỏi này bản thân người học cần tìm hiểu bản thân đang gặp vấn đề gì trong quá trình học tiếng Anh (không có từ vựng khi nói, nghe không được, viết sai ngữ pháp,…) để có thể thay đổi phương pháp học khác.

Qua ví dụ trên có thể thấy rằng tư duy logic giúp chúng ta tìm hiểu được nguyên nhân, bản chất của vấn đề và từ đó tìm ra cách giải quyết. Khi trả lời được càng nhiều câu hỏi tại sao thì vấn đề đó sẽ càng được đào sâu hơn.

Trở lại ví dụ, khi đã biết nguyên nhân làm cho thời gian học tiếng Anh ít thì bạn A có thể liệt kê ra các giải pháp để giải quyết vấn đề của bạn ấy, chẳng hạn như giảm thời gian chơi game hay là dành ít thời gian đi cà phê hơn, v.v.

Các kiểu lập luận phi logic

Lập luận “trước sau”

Kiểu lập luận này là một trong những rào cản của tư duy logic làm cho việc suy luận thiếu hợp lý. Lập luận “trước sau” nghĩa là tuyệt đối hoá dữ kiện chúng ta đã biết trước. Khi lập luận, nếu chúng ta chỉ dựa vào những gì bản thân biết hoặc dựa trên nhận định cá nhân thì sẽ dẫn đến kết luận lỏng lẻo, không thuyết phục vì các nhận định này sẽ không đúng trong tất cả trường hợp. Do đó, chúng ta cần tránh kiểu tư duy này và cần phải tư duy rành mạch để đưa ra nguyên nhân hợp lý.

Tham khảo:   Gợi ý các phương pháp rèn luyện tư duy logic hiệu quả

Ví dụ: Nam là một người hơi cẩu thả. Phát là người ở cạnh căn hộ của Nam và biết Nam hay làm rơi bể đồ đạc. Một ngày nọ, chậu hoa ở hành lang trước nhà Phát bị bể tan nát, Phát ngay lập tức suy luận rằng Nam là người đã làm vỡ chậu hoa vì Nam rất hay làm hỏng đồ đạc.

tu-duy-logic-cuoc-hoi-thoaiVí dụ trên chính là ví dụ về kiểu lập luận “trước sau”, Phát chỉ dựa vào 1 điều anh biết về Nam và đưa ra kết luận. Ngoài ra, Phát không hề suy xét những cơ sở khác chẳng hạn như có thể có người vô tình đi ngang làm bể hoặc do gió mạnh, v.v. và rõ ràng trong suy luận của anh không hề có chứng cứ nào chứng minh là Nam đã làm bể chậu hoa.

Lối lập luận vòng tròn

Là kiểu lập luận mà trong đó các luận cứ của một mệnh đề lại chứa đựng đúng mệnh đề đó.

Ví dụ tình huống cụ thể:

  1. A hỏi B: Thi văn cuối kì này bạn nghĩ sẽ ra đề khó không?
  2. B khẳng định: Tôi nghĩ đề sẽ khó đấy, có thể ra cả tác phẩm giảm tải.

Thế là A nói cho các bạn khác trong lớp là đề văn cuối kì sẽ khó. Sau đó, cả lớp đều ra sức học hết bài này đến bài khác và học cả bài giảm tải. A vẫn cảm thấy nghi ngờ nên hỏi B thêm 1 lần nữa, và lần này B cũng khẳng định như thế.

Nghi ngờ rằng mình đã suy đoán sai nên quyết định đi hỏi ý kiến bạn C. Bạn C cũng trả lời rằng đề khó.

  1. B thắc mắc: Sao bạn biết vậy?
  2. C đáp: Thì tôi thấy ai cũng học hết cả sách, học cả bài giảm tải đấy.

Từ đó, có thể thấy rằng khẳng định của B và C đều là một và cả 2 bạn đều không có cơ sở nào để chứng minh lời nói của mình là đúng. Tình huống được tóm lại như sau: B hỏi ý của C, sau đó C khẳng định đề khó dựa trên hành động của A và các bạn khác, cuối cùng A thì lại hành động dựa trên chính lời nói của B.

Cách cải thiện tư duy logic và tránh hai lỗi lập luận “trước sau” và lập luận vòng tròn

Có thể thấy rằng, hai kiểu lập luận phi logic được đề cập ở trên diễn ra khá phổ biến trong các tình huống hằng ngày. Nhìn chung, để cải thiện khả năng lập luận hiệu quả thì việc quan trọng cần làm đó là học cách chú ý đến chi tiết. Sau khi đã xem xét các chi tiết kỹ lưỡng thì sẽ đi đến bước phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở A,B,C,D,… đó. Cuối cùng, tổng hợp các cơ sở theo một chuỗi liên kết và đi đến kết luận của vấn đề. Dưới đây là một vài gợi ý giúp chúng ta cải thiện khả năng tư duy và tránh các kiểu lập luận phi logic.

Trong quá trình tư duy logic, mỗi người cần tránh việc nhận định mọi thứ từ góc nhìn cá nhân. Các giác quan mà một người cảm nhận chỉ được xem như nhận thức cá nhân, không thể bị nhầm lẫn với logic. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề chúng ta cần phân định rõ ràng cảm xúc và lý lẽ, tránh dựa trên những ý kiến chủ quan và kinh nghiệm chưa được xác thực.

Tham khảo:   Chúng ta sử dụng tư duy logic khi nào?

Chẳng hạn, có hai người cùng nhau thưởng thức một bữa ăn. Đối với người này thì món ăn có mùi khó chịu, trong khi người kia vẫn đang thưởng thức món ăn đó. Người đầu tiên không thích mùi của món ăn và cứ thế kết luận rằng món ấy không ăn được, không tốt cho sức khỏe và không được chế biến cẩn thận. Đó không phải là một kết luận hợp lý.

Trước hết, người A không có bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào về việc món ăn kém chất lượng hay được chế biến cẩu thả. Do đó, kết luận người A có được chỉ từ nhận định cá nhân là không phù hợp.

Để có được kết luận thấu đáo, họ phải gạt sang bên những ý kiến dựa trên kinh nghiệm cá nhân và xem xét các thông tin đã được chứng minh, như các thành phần nguyên liệu của món ăn, cách nấu và những thiết bị được dùng trong lúc chế biến, để có thể đưa ra một tuyên bố đủ luận cứ chứng minh. Ngoài những gì mình quan sát được, người A cũng chỉ nên đưa ra kết luận sau khi đã tìm hiểu qua kiến thức ẩm thực, không nên dựa trên những phỏng đoán phiến diện.

Nhận định chủ quan từ cá nhân

Kết luận từ ví dụ: Để lập luận chặt chẽ và hợp lý, mỗi người cần rèn luyện việc suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định hoặc kết luận một việc gì. Vì tư duy logic là thu thập tất cả các chi tiết và sắp xếp chúng lại với nhau cho đến khi chuỗi cơ sở thật sự rõ ràng nên chiến lược đóng vai trò chính trong quá trình này. Để rèn luyện kỹ năng này thì mỗi người nên bắt đầu bằng cách đặt câu hỏi cho tất cả mọi vấn đề và cố gắng làm rõ các chi tiết có tính lặp lại. Học hỏi từ những sai lầm của mình hay những người xung quanh để có thể lường trước các tình huống có thể xảy ra. Giữ cho trí não liên tục hoạt động, tìm kiếm chi tiết và tìm hiểu tính chất của chúng khi riêng lẻ và theo nhóm trước khi tập trung vào phân tích bao quát toàn bộ vấn đề.

Tổng kết

Tư duy logic là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong xã hội hiện đại. Người có tư duy logic sẽ suy nghĩ mọi vấn đề một cách hợp lý, có sâu chuỗi sự kiện và không giải quyết vấn đề theo cảm tính. Thông thường, để giải quyết được các vấn đề một cách logic, chúng ta thường tập trung vào việc trả lời câu hỏi tại sao để tìm ra những nguyên nhân. Tác giả hi vọng rằng bài viết đã giúp người đọc đã hiểu thêm về các tác nhân gây cản trở quá trình tư duy logic và lối lập luận phi logic để có thể tránh những tác nhân đó và có thể cải thiện khả năng lập luận logic hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo