22. Quản trị kinh doanh

Các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức là gì? Hình thức

Hình minh hoạ (Nguồn: campaignlive)

Các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức

Khái niệm

Các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức hay còn gọi là Tiêu chuẩn cam kết về đạo đức tạm dịch trong tiếng Anh là Ethical covenant standards.

Các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức là cách thể hiện cụ thể các chuẩn mực đạo đức của tổ chức trong từng nhiệm vụ, công việc cơ bản, cho từng vị trí công tác. 

Hơn thế nữa, chúng còn thể hiện sự cam kết của thành viên đối với tổ chức trong việc thực hiện những chuẩn mực đạo đức chung theo cách riêng của mình. Vì vậy chúng còn được gọi là các tiêu chuẩn cam kết về đạo đức. 

Hình thức thể hiện

Các cam kết về đạo đức thường được thể hiện thông qua những tuyên bố chính thức về hành vi hay mục tiêu, kết quả cần đạt được về mặt đạo đức của các cá nhân trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn, trong các hoạt động khác và trong mối quan hệ với các đối tượng hữu quan. 

– Chúng có thể là những bản đăng kí hay giao ước thi đua, một phần trong các bản kế hoạch công tác – phần về tác phong, lối sống, tư tưởng; 

– Chúng cũng có thể là những văn bản chính thức về đạo đức nghề nghiệp như: y đức , 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân , 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng , Lời thề Hypocrat

Tham khảo:   Doanh nghiệp Nhà nước (State-owned enterprise - SOE) là gì?

Hệ thống các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức

– Xét về mặt hình thức, hệ thống các tiêu chuẩn giao ước (cam kết) về đạo đức là những tiêu chuẩn giao ước cá nhân được tập hợp một cách hệ thống nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất trong hành vi đạo đức để thể hiện nhất quán các giá trị và triết chung của văn hoá công ty trong các công việc cụ thể. 

Hệ thống các tiêu chuẩn giao ước về đạo đức cũng tương tự như hệ thống các tiêu chuẩn tác nghiệp; 

Điểm khác biệt quan trọng thể hiện ở chỗ hệ thống các tiêu chuẩn giao ước đạo đức tập trung vào các hành vi đạo đức và việc duy trì và phát huy các giá trị và triết lí đạo đức chủ đạo của tổ chức, trong khi hệ thống các tiêu chuẩn tác nghiệp tập trung chủ yếu vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. 

Chính vì vậy, các tiêu chuẩn về đạo đức thường được lồng ghép và xuất hiện trong hệ thống các chuẩn mực tác nghiệp. Để nhấn mạnh đến hành vi đạo đức, các tiêu chuẩn giao ước đạo đức cần được biên soạn thành các tài liệu riêng. 

Tham khảo:   Phương pháp khung logic (Logical Framework Approach - LFA) trong xây dựng kế hoạch là gì?

Các tài liệu như Điều lệ Đảng viên Đảng Cộng sảnViệt Nam, Điều lệ Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chi Minh là những ví dụ mẫu mực về các tài liệu này ở nước ta.

– Xét về mặt ý nghĩa, đây là kết quả triển khai cụ thể hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức chung của tổ chức thành các tiêu chuẩn tác nghiệp về mặt đạo đức cho từng thành viên. 

Chúng cũng có thể được coi là những mục tiêu cần đạt được về mặt đạo đức cho từng cá nhân, ở từng vị trí trong quá trình hoạt động và phối hợp hành động nhằm thể hiện nhất quán hệ thống giá trị và triết chung trong văn hoá công ty của tổ chức. 

Tập hợp tất cả những tiêu chuẩn cam kết cho các công việc, cương vị cơ bản của tổ chức sẽ hình thành hệ thống các tiêu chuẩn giao ước (cam kết) về đạo đức của một tổ chức.

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo