22. Quản trị kinh doanh

Can thiệp vào công đoàn là gì? Các hình thức can thiệp vào công đoàn

Hình minh họa (Nguồn: masrelbalad)

Can thiệp vào công đoàn

Khái niệm

Can thiệp vào công đoàn trong tiếng Anh tạm dịch là: acts of interference.

Can thiệp vào công đoàn là việc người sử dụng lao động tìm mọi cách để tham gia vào tổ chức công đoàn, nắm giữ, chi phối, bắt buộc công đoàn phải hoạt động theo ý mình. 

Các hình thức can thiệp vào công đoàn

Các hình thức can thiệp vào thường gặp trên thực tế bao gồm: 

• Đại diện người sử dụng lao động (Ví dụ: trưởng phòng hành chính – nhân sự, giám đốc nhân sự…) tham gia Ban chấp hành công đoàn 

• Đại diện người sử dụng lao động giữ con dấu, quản lí tài khoản của công đoàn

• Người sử dụng lao động can thiệp vào việc xây dựng các qui định nội bộ của công đoàn và thực hiện kế hoạch công tác của công đoàn 

• Khuyến khích vật chất để người lao động không tham gia công đoàn 

• Gây áp lực đe dọa cắt phúc lợi nếu người lao động tham gia công đoàn 

• Gây khó khăn, chống lại việc vận động người lao động tham gia công đoàn 

Tham khảo:   Triết lí quản trị chất lượng của Armand Feigenbaum là gì?

• Hỗ trợ tài chính nhằm can thiệp vào hoạt động của công đoàn, ví dụ: Ủng hộ tài chính nếu người lao động bỏ phiếu bầu cho người quản lí hoặc người đại diện cho lợi ích của người sử dụng lao động….

Trong quan hệ lao động, người lao động thường có vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động, nên phải tập hợp, đoàn kết lại với nhau trong tổ chức đại diện của mình, thông thường là tổ chức công đoàn, để có sức mạnh tập thể tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động về tiền lương, các chế độ phúc lợi và các điều kiện làm việc khác.

Giải thích thuật ngữ liên quan

Phân biệt đối xử chống công đoàn bao gồm các hành vi không công bằng trong lao động của người sử dụng lao động đối với cán bộ công đoàn, đoàn viên hoặc người lao động vì lí do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn.

Hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn sẽ làm tê liệt hoạt động của công đoàn, làm cho công đoàn không dám đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, không dám thương lượng tập thể.

Tham khảo:   Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Hỏi và đáp: Công ước số 98 năm 1949 của ILO về áp dụng các nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, Vụ Pháp chế Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo