22. Quản trị kinh doanh

Cắt giảm chi phí (Cost Cutting) là gì? Đặc điểm

Ảnh minh họa. Nguồn: Bench Accounting.

Cắt giảm chi phí

Khái niệm

Cắt giảm chi phí tiếng Anh là Cost Cutting.

Cắt giảm chi phí đề cập đến các biện pháp được thực hiện bởi một công ty để giảm chi phí và cải thiện lợi nhuận. Các biện pháp cắt giảm chi phí có thể bao gồm sa thải nhân viên, giảm lương nhân viên, đóng cửa các cơ sở, hợp lí hóa chuỗi cung ứng, thu hẹp qui mô văn phòng hoặc chuyển đến một tòa nhà hoặc khu vực ít tốn kém hơn, giảm hoặc loại bỏ các dịch vụ chuyên nghiệp như đại lí và quảng cáo,…

Đặc điểm của Cắt giảm chi phí

Các cổ đông tìm kiếm lợi nhuận tối đa cho các khoản đầu tư của họ vào một công ty thường hi vọng rằng ban lãnh đạo sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận. Khi chu kì kinh doanh đang trên đà phát triển, các công ty thường có thể tạo ra tăng trưởng lợi nhuận. 

Tuy nhiên, khi công ty tạm dừng phát triển, lợi nhuận có thể giảm và nếu họ duy trì trạng thái đó trong thời gian dài, ban lãnh đạo sẽ cảm thấy áp lực từ các cổ đông, buộc phải cắt giảm chi phí nhằm đẩy mạnh lợi nhuận.

Tham khảo:   Chiến lược điều chỉnh thời gian làm việc là gì? Ưu và nhược điểm

Một số bước để công ty cắt giảm chi phí hiệu quả bao gồm:

– Lập ra một chiến lược cắt giảm chi phí cụ thể và đảm bảo rằng nó được áp dụng với toàn bộ tổ chức.

– Luôn theo dõi hoạt động của toàn bộ tổ chức và phân biệt những chi phí nào nên cắt giảm và chi phí nào không nên cắt giảm.

– Đặt mục tiêu cao: sử dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại và nhiều cách thức hoạt động khác để duy trì mặt bằng chi phí ở mức độ ổn nhất.

– Đưa ra chiến lược và lãnh đạo: hợp lí hoá chi phí cần phải được nhìn nhận như một chiến lược, một cách để công ty chuyển mình.

– Tạo ra môi trường cắt giảm chi phí tích cực: phát triển văn hoá tiết kiệm và duy trì để đạt hiệu quả lâu dài.

Bởi vì tiền lương và tiền công là một khoản chi phí lớn, nên nhiều công ty nghĩ đến việc sa thải đầu tiên để cắt giảm chi phí khi không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, có nhiều chi phí liên quan đến việc sa thải nhân lực, bao gồm trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, chi phí nghỉ việc, kiện cáo chấm dứt sai trái, ảnh hưởng tinh thần và rủi ro làm việc quá sức của nhân viên. 

Tham khảo:   Nhà quản lí vĩ mô (Macro Manager) là ai? Ưu điểm và hạn chế

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn dự kiến, công ty có thể rơi vào tình trạng thiếu lao động, khiến công ty gặp bất lợi khi cạnh tranh trong môi trường kinh doanh sau phục hồi. Ngoài ra, nếu một nhà máy bị đóng cửa trong một đợt cắt giảm chi phí gần đây, công ty có thể không đủ năng lực sản xuất để đáp ứng với sự gia tăng đơn hàng đột ngột.

(Theo Investopedia PwC)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo