23. Chứng khoán

Chỉ số tổng thu nhập (Total Return Index – TRI) là gì?

Ảnh minh họa: S&P Dow Jones Indices

Chỉ số tổng thu nhập

Khái niệm

Chỉ số tổng thu nhập trong tiếng Anh là Total Return Index, viết tắt là TRI.

Chỉ số tổng thu nhập là một loại chỉ số vốn chủ sở hữu để theo dõi mức tăng vốn của một nhóm cổ phiếu theo thời gian với giả định rằng bất kì sự phân phối tiền mặt nào, chẳng hạn như cổ tức sẽ được tái đầu tư trở lại vào chỉ số. Bằng cách giả định cổ tức được tái đầu tư, bạn sẽ tính toán một cách có hiệu quả các cổ phiếu không phát hành cổ tức trong nhóm. 

Giải thích khái niệm Chỉ số tổng thu nhập

Chỉ số tổng thu nhập có thể được coi là chính xác hơn các phương pháp không tính toán các hoạt động liên quan đến cổ tức hoặc phân phối cổ phiếu. Chẳng hạn như các phương pháp tập trung hoàn toàn vào lợi suất hàng năm. 

Ví dụ, một khoản đầu tư có thể cho ta biết lợi suất hàng năm là 4% cùng với việc tăng giá cổ phiếu là 6%. Trong khi lợi suất chỉ là sự phản ánh một phần của tăng trưởng trước đó, tổng lợi nhuận sẽ bao gồm cả lợi suất và giá trị tăng của cổ phiếu để thấy mức tăng trưởng 10%. Nếu cùng trong một chỉ số mà phản ánh việc lỗ 4% thay vì tăng 6% giá cổ phiếu thì tổng lợi nhuận sẽ là 0%.

Tham khảo:   Sự tắc nghẽn (Congestion) trong giao dịch chứng khoán là gì? Đặc điểm

Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor là một ví dụ về chỉ số tổng thu nhập. Các chỉ số tổng thu nhập hoạt động theo một mô hình tương tự trong đó có nhiều quĩ tương hỗ hoạt động, là nơi tất cả các khoản thanh toán bằng tiền mặt được tự động tái đầu tư trở lại vào quĩ. Mặc dù hầu hết các chỉ số tổng thu nhập đề cập đến các chỉ số dựa trên vốn chủ sở hữu, nhưng cũng có các chỉ số tổng thu nhập khác cho trái phiếu giả định rằng tất cả các khoản tiền lãi trả theo năm và sự mua lại được tái đầu tư thông qua việc mua thêm trái phiếu trong mục chỉ số.

Khác biệt giữa Lợi nhuận về giá và Quĩ chỉ số tổng thu nhập

Tổng lợi nhuận tương phản với lợi nhuận về giá (Price Return). Việc bao gồm cổ tức tạo nên một sự khác biệt đáng kể trong lợi nhuận của quĩ, điều này được chứng minh bằng hai ví dụ nổi bật nhất:

Ví dụ đầu tiên là, mức lợi nhuận về giá của SPDR S&P 500 ETF (SPY) kể từ khi được giới thiệu vào năm 1993 là 544% cho đến tháng 2 . Tuy nhiên, tổng thu nhập (gồm cổ tức được tái đầu tư) đã tăng 931,2%.

Ví dụ thứ hai, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones trong 10 năm kết thúc vào tháng 3 cũng có mức lợi nhuận về giá là 98,65%, trong khi tổng lợi nhuận tăng lên tới 163,98%.

Tham khảo:   Thị trường biến động (Choppy Market) là gì? Thị trường biến động trong các khung thời gian khác nhau

Khái niệm Các quĩ chỉ số

Các quĩ chỉ số là sự phản ánh của chỉ số mà chúng dựa trên. Ví dụ: một quĩ chỉ số được liên liên quan đến S&P 500 có thể có một trong số các chứng khoán có mặt trong mục chỉ số, hoặc có thể bao gồm những chứng khoán được coi là mẫu đại diện cho toàn bộ hiệu suất của chỉ số.

Mục đích của một quĩ chỉ số là để phản ánh hoạt động, hoặc sự tăng trưởng của chỉ số, có chức năng như là thước đo chuẩn của nó. Về điều này, các quĩ chỉ số chỉ yêu cầu việc quản lí thụ động khi cần điều chỉnh để giúp quĩ chỉ số theo kịp với chỉ số liên quan. Với các yêu cầu quản lí ở mức thấp hơn, phí liên quan đến các quĩ chỉ số có thể thấp hơn so với các khoản phí được quản lí một cách chủ động hơn. Ngoài ra, một quĩ chỉ số có thể được coi là rủi ro thấp vì nó có mức độ đa dạng cao.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo