26. Bất động sản

Chiếm giữ không sở hữu (Non-Owner Occupied) là gì? Đặc điểm

(Ảnh minh họa: Apex properties)

Chiếm giữ không sở hữu

Khái niệm

Chiếm giữ không sở hữu trong tiếng Anh là Non-Owner Occupied.

Chiếm giữ không sở hữu là một khái niệm sử dụng trong thuật ngữ thế chấp, đề cập một người thuê tài sản hoặc chiếm giữ tài sản nhưng không phải là chủ sở hữu.

Thuật ngữ chiếm giữ không sở hữu thường không được sử dụng cho các tài sản cho thuê nhiều gia đình, chẳng hạn như các tòa nhà chung cư.

Đặc điểm của Chiếm giữ không sở hữu

Thế chấp đối với tài sản chiếm giữ không sở hữu có thể có lãi suất cao hơn so với thế chấp do chủ sở hữu chiếm dụng, vì các khoản thế chấp không thuộc sở hữu có nhiều khả năng bị vỡ nợ hơn.

Do lãi suất cao hơn, một số người vay vô lương tâm sẽ cố gắng phân loại thế chấp chiếm giữ không chủ sở hữu là thế chấp chiếm giữ thuộc chủ sở hữu để tiết kiệm tiền.

Hoạt động của tài sản Chiếm giữ không sở hữu

Trong nhiều trường hợp, tài sản chiếm giữ không sở hữu đề cập đến nhà chung cư và nhà ở gia đình sở hữu nhưng cho người khác thuê.

Tham khảo:   Đấu giá quyền sử dụng đất (Auctions of Land Use Rights) là gì?

Các tài sản chiếm giữ không thuộc sở hữu yêu cầu bảo hiểm trước khi người thuê có thể sử dụng chúng.

Hơn nữa, nếu tài sản không được thuê và cố tình bỏ trống không có người thuê, một loại bảo hiểm tài sản khác sẽ ra đời.

Mua và cho thuê bất động sản cho người khác rất phổ biến trong thị trường bất động sản nói chung.

Những người đầu tư vào những tài sản này thường tìm kiếm các tài sản cần sửa chữa nhưng lại có khả năng thu hút người thuê nếu chúng được tân trang và định giá lại trên thị trường.

Điều này cũng có thể áp dụng cho các loại tài sản dùng cho các kì nghỉ không phải là nơi cư ngụ chính của chủ sở hữu.

Một khoản vay cải tạo tài sản chiếm giữ không sở hữu là một loại thế chấp mà người vay có thể sử dụng, không những có được tài sản mà còn để vay các khoản tiền để cải tạo tài sản.

Giá trị của một thế chấp như vậy thường dựa trên giá trị của tài sản sau khi nó đã được tân trang và cải tạo.

Tham khảo:   Thế chấp giả định (Assumable Mortgage) là gì? Ưu điểm, nhược điểm và các lưu ý

Không có một khoản tiền tối thiểu cho vay thế chấp để sửa chữa cải tạo tài sản nhưng việc cải tạo phải được làm tốt, đầu tư lâu dài.

Các sửa chữa có thể bao gồm xây dựng phòng tắm mới, thay thế mái nhà, hệ thống thoát nước mới hay vỉa hè thuận tiện để đỗ xe.

Việc cải tạo cũng phải làm tăng giá trị tổng thể của tài sản mà thế chấp đã đưa ra. Việc sửa chữa và tân trang phải tạo ra sự cải thiện rõ rệt cho giá trị thị trường của nhà ở.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo