09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Chiến lược M&A là gì? Ba chiến lược và nguồn vốn vô hình

Thực trạng M&A hiện nay đang phát triển tích cực trong hoạt động kinh doanh và đầu tư. Sự gia tăng và sự đa dạng hóa của các thương vụ M&A cho thấy vai trò quan trọng của chiến lược M&A trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường cạnh tranh và tạo ra giá trị. 

Chiến lược M&A là gì?

Chiến lược M&A (Mergers and Acquisitions) là một kế hoạch chi tiết được xây dựng để thực hiện việc sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác đang hoạt động để tạo ra lợi ích kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và chiến lược lâu dài.

Chiến lược M&A có thể có các mục tiêu như mở rộng quy mô, tăng cường cạnh tranh, tiếp cận thị trường mới, tăng trưởng nhanh chóng hoặc thâu tóm công nghệ, khách hàng hoặc tài sản quan trọng của công ty khác. Nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho các công ty như tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng đàm phán với đối tác hoặc tạo ra giá trị cổ đông.

Quá trình M&A bao gồm nhiều bước, từ việc nghiên cứu và đánh giá công ty mục tiêu, đàm phán và ký kết thỏa thuận, đến quản lý và tích hợp công ty sau khi hoàn tất giao dịch. Chiến lược M&A cần được xem xét kỹ lưỡng và được thiết kế để đảm bảo rằng mục tiêu và lợi ích kinh doanh của việc hợp nhất hoặc mua lại được đạt được thành công.

Ba chiến lược phổ biến

Theo khảo sát do hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey thực hiện trên 1.000 công ty không nằm trong lĩnh vực ngân hàng, giai đoạn 1999-2000, hiện có 3 mô hình M&A phổ biến:

1. “Đại sáp nhập và thâu tóm”

Theo mô hình này, công ty mục tiêu thường được định giá ở mức trên 30% giá trị thị trường của công ty thâu tóm. Những thương vụ kiểu này thường dễ thành công đối với các lĩnh vực đã phát triển và tăng trưởng chậm như bảo hiểm, hàng tiêu dùng và bán lẻ, sản xuất, dược phẩm.

Giá trị thương vụ mang lại cho các bên là tiết giảm công suất dôi dư, tăng hiệu suất, và quá trình tích hợp hệ thống tuy dài nhưng ít bị gián đoạn. Ít có thương vụ M&A kiểu này thành công trong các lĩnh vực tăng trưởng nhanh như công nghệ bởi quá trình tích hợp dài khiến các công ty bỏ lỡ những sản phẩm quan trọng.

Tham khảo:   KPIs và OKRs: Khái niệm và điểm khác biệt

Giá trị của thương vụ cũng không thật sự cao bởi sản phẩm và công nghệ của công ty mục tiêu và công ty thâu tóm khá tương đồng nhau.

2. M&A theo chiều ngang

Mô hình này dành cho các công ty muốn đa dạng hóa sản phẩm, và thị trường.

Trong lĩnh vực công nghệ, IBM là cái tên rất năng động trong M&A. Họ thường luôn thành công với các thương vụ thâu tóm những công ty phần mềm nhỏ.

Giá trị cho các bên là IBM có thể đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng trong khi các công ty bị thâu tóm có điều kiện thâm nhập thị trường toàn cầu nhờ sức mạnh của IBM.

Trong lĩnh vực giải trí, có thể kể đến Walt Disney với hàng loạt vụ M&A thành công như Baby Einstein, Muppets, Club Penguin và Marvel.

3. M&A theo chiều dọc

Mô hình này thường được sử dụng để tăng khả năng sáng tạo, đổi mới, và phát triển những tính năng mới cho công ty thâu tóm.

Microsoft là công ty thuộc dạng này. Họ thực hiện rất nhiều vụ M&A để củng cố và mở rộng ứng dụng cho các sản phẩm cốt lõi như Windows, Office.

Nguồn vốn vô hình

M&A không chỉ là những con số tài chính như phương pháp định giá thương vụ theo GAAP.

Phương pháp này thường có nhiều thiết sót do không đánh giá được giá trị thực của nguồn vốn vô hình, những nguồn vốn phi tiền tệ, không thể nhìn thấy, chạm vào hay đo lường được, cũng như khó định lượng hay định giá, nhưng lại chứa đứng những động lực quan trọng nhất tạo nên lợi nhuận cho thương vụ.

Nguồn vốn vô hình bao gồm:

  • Vốn tổ chức: các quy trình quản trị và văn hóa tổ chức
  • Vốn quan hệ: định vị thương hiệu, quản trị khách hàng, các mối quan hệ đối tác và mạng lưới
  • Vốn con người: kiến thức, kỹ năng, khả năng lãnh đạo và gắn kết nhân viên

Theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn quản trị Hay Group, giữa nguồn vốn vô hình của công ty mục tiêu và hiệu quả kinh doanh trong tương lai của công ty sau sáp nhập thật sự có mối liên hệ bền chặt với nhau.

Nguồn vốn vô hình thường quyết định 75% thành công của công ty sau khi M&A. Ngoài ra, 50% đến 90% thu nhập trước thuế của các doanh nghiệp sau M&A đều phụ thuộc vào nguồn vốn này.
Năm 2011, Trung tâm R&D về thực thị chiến lược của Hay Group phối hợp cùng Công ty Harris Interactive để nghiên cứu xác định những yếu tố nào của nguồn vốn vô hình mà có tác động lớn nhất đến công ty sau sáp nhập và thành công của các thương vụ M&A.

Tham khảo:   “Dẫn dắt sự thay đổi” - Năng lực “vàng” cho thời khủng hoảng

Có 3 yếu tố được ghi nhận:

1. Thời gian dành cho việc đánh giá giá trị và độ phù hợp của nguồn vốn vô hình thuộc công ty mục tiêu ở giai đoạn đầu của thương vụ.
2. Nhận diện được những nguy cơ đi kèm với nguồn vốn vô hình.
3. Nắm vững được hai động lực cốt lõi của nguồn vốn vô hình: sự đồng nhất về phong cách lãnh đạo và sự đồng nhất về văn hóa.

Tập trung vào hai động lực này, các công ty có thể nâng cao khả năng thành công của thương vụ, đơn giản hóa các quy trình, và tăng hiệu quả của các hoạt động.
 

Trong đó, sự đồng nhất về phong cách lãnh đạo bao gồm:
1. Giao tiếp cởi mở, thẳng thắn, chân thật và kịp thời với nhân viên
2. Quyết đoán trước những tình huống khó khăn
3. Thống nhất quan điểm về nguồn vốn vô hình như công tác quản lý, mô hình vận hành, cấu trúc tổ chức, công tác quản trị khách hàng, và các quy trình quản lý, vân vân.

Sự đồng nhất về văn hóa bao gồm:

1. Thái độ dám chấp nhận rủi ro một cách có tính toán, có khả năng hoàn thành những kế hoạch quan trọng trong điều kiện bất ổn
2. Nhanh chóng, kịp thời đưa ra quyết định
Tuy nhiên, nghiên cứu của Hay Group chỉ ra rằng, khi được hỏi về văn hóa của công ty mục tiêu, chỉ 38% công ty đi thâu tóm cho biết họ có tìm hiểu; 60% cho biết họ khó tìm được thông tin đầy đủ và chính xác; trong khi 54% thừa nhận rằng yếu tố này có thể đe dọa thành công của thương vụ.

“Sẽ là sai lầm nếu các công ty chỉ xem xét các con số tài chính. Điều quan trọng họ phải xem xét là liệu các quy trình kinh doanh, văn hóa, con người ở công ty mục tiêu có phù hợp với công ty của họ hay không”, dẫn lời ông Jim McColl, Sáng lập, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của Quỹ Đầu tư Clyde Blowers chuyên mua bán sáp nhập công ty.

Tham khảo:   Thuật lãnh đạo – 5 bước & 8 bí quyết

Đã đến lúc nguồn vốn vô hình cần được quan tâm đúng mức trong các hoạt động M&A của doanh nghiệp.

(Tham khảo nguồn: Doanhnhan.net)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH – CFO

(CHIEF FINANCIAL OFFICER)

Từ vị thế và tầm mức khiêm tốn của nền tài chính Việt Nam hiện nay, từ viễn cảnh tương lai của nền tài chính và của nghề quản trị tài chính, từ “chân dung” của một CFO trong thời kỳ mới, Chương trình đào tạo Giám Đốc Tài Chính (CFO) của Masterskills đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này được Masterskills nghiên cứu, thiết kế và biên soạn với mong muốn được góp sức mình vào mục tiêu chung “Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới”.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo