28. Quản Trị Marketing

Chiến lược Marketing của Shopee – Điều gì giúp Shopee thống trị thị trường Việt Nam?  

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và dần thay thế thị trường mua sắm truyền thống. Trong số các công ty thành công trên thị trường này, Shopee chính là cái tên nổi tiếng với nhiều chiến lược Marketing sáng tạo và ấn tượng. Góp phần hình thành vị thế dẫn đầu của công ty tại thị trường Việt Nam. 

Vậy điều gì giúp Shopee thống trị thị trường nội địa? Chiến lược Marketing của Shopee là gì? Hãy cùng Masterskills tìm hiểu thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

Khái quát về Shopee tại Việt Nam

Trước khi tìm hiểu về chiến lược Marketing của Shopee, bạn cần hiểu sơ lược về công ty này. 

Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và Đài Loan. Ra mắt vào năm 2015, đây là một nền tảng được thiết kế riêng cho các khu vực này, mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn và nhanh chóng thông qua hỗ trợ thực hiện và thanh toán trực tuyến.

Shopee ra mắt tại 7 thị trường, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Nhằm mở rộng hoạt động, Shopee liên tục phát hành tại các thị trường mới trên khắp Châu Mỹ Latinh và Châu Âu.

shopeeshopee
Shopee tại Việt Nam

Tầm nhìn, mục tiêu và định vị của Shopee tại Việt Nam

Shopee được hình thành nhằm tạo ra một nền tảng thương mại điện tử giúp mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn và tiện lợi. Đi cùng với việc thanh toán và vận chuyển nhanh chóng. Bên cạnh đó, Shopee tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. 

Với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh biến đổi của công nghệ trong tương lai, Shopee nỗ lực cải thiện, phát triển và mở rộng nền tảng cộng đồng để kết nối người mua và người bán. Cộng đồng này được xác định bởi ba thuộc tính quan trọng: gần gũi, vui vẻ và đồng lòng.  

Khách hàng mục tiêu của Shopee tại Việt Nam

Trước khi lên chiến lược Marketing, điều đầu tiên cần làm là phải xác định đối tượng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu của Shopee tại thị trường Việt Nam được xác định nằm trong khoảng 18 đến 35 tuổi.

Họ là thế hệ gen Z và Millennials, hai thế hệ chiếm lượng lớn trong số người dùng internet tại Việt Nam. Họ quen thuộc với các thiết bị điện tử, thích các lựa chọn đa dạng và sẵn sàng trải nghiệm các nền tảng mới mẻ, hiện đại. 

Đối thủ cạnh tranh của Shopee tại Việt Nam

Tuy thống trị thị trường Việt Nam, Shopee vẫn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh các đối thủ trong nước như Sendo, Chotot, Shopee đang phải đối mặt với hai đối thủ mạnh với sự hỗ trợ và đầu tư khổng lồ từ các tập đoàn lớn. Cụ thể hơn chính là Lazada và Tiki. 

Hai công ty này giữ vị trí thứ hai và thứ ba trong bảng xếp hạng các công ty Thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam. Họ là hai đối thủ đáng gờm mà Shopee nên chú ý nhất.

Tham khảo:   Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand Identity System) là gì?

Chiến lược Marketing của Shopee tại thị trường Việt Nam 

Shopee coi trọng trải nghiệm của khách hàng khi tương tác trên nền tảng của công ty. Đó là lý do tại sao tất cả các chiến lược marketing của Shopee đều lấy khách hàng làm mục tiêu trung tâm. 

Các chiến lược Marketing của Shopee đa phần nhằm thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, chúng còn giúp nâng tầm thương hiệu của công ty và mở rộng quy mô cũng như phạm vi ảnh hưởng.

Chiến lược Marketing Mix 

Chiến lược Marketing sản phẩm (Product) 

Sản phẩm được định nghĩa là hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp bởi một công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm cốt lõi của Shopee là nền tảng Thương mại điện tử, một thị trường trực tuyến. Ở đây, người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến. Và người bán (công ty, nhà bán lẻ, thương hiệu địa phương, v.v.) tham gia để đăng, bán các sản phẩm của họ. 

Shopee phát triển ứng dụng dành riêng cho từng quốc gia với mục đích bản địa hóa nền tảng. Điều này nhằm để tiếp cận và thu hút người tiêu dùng địa phương một cách dễ dàng. Shopee cung cấp ứng dụng mua sắm trên web và trên điện thoại di động. 

Shopee cho phép khách hàng sử dụng hai ngôn ngữ khác nhau là tiếng Việt và tiếng Anh. Tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Ngoài ra, ứng dụng Shopee được thiết kế theo hướng đơn giản, tiện lợi và hấp dẫn nhất. Mục đích chính là giúp đơn giản hóa hoạt động mua sắm của khách hàng. 

Chiến lược Marketing điểm bán (Place)  

Shopee là một thị trường thương mại điện tử trực tuyến liên kết người mua hàng và người bán. Điều này được thực hiện thông qua một ứng dụng và website duy nhất. Kể từ khi có mặt tại Việt Nam, số lượt tải xuống ứng dụng Shopee đã đạt hơn 5 triệu lượt. 

Trong một năm, cộng đồng người bán hợp tác với Shopee đã tăng lên gấp ba lần. Ngoài ra, hãng còn hợp tác với các đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất tại mỗi quốc gia. Điều này giúp đảm bảo người tiêu dùng nhận được dịch vụ tốt nhất có thể. Bất kể vị trí nhận hàng, khách hàng luôn nhận được lợi ích từ Shopee như một điểm bán offline.

Chiến lược Marketing giá cả (Price) 

Giá cả là số tiền mà khách hàng phải trả để mua một sản phẩm. Ở khía cạnh này, các chiến lược Marketing của Shopee là hoàn toàn vượt trội. So với các đối thủ khác, giá của sản phẩm trên Shopee rất cạnh tranh. 

Cách tiếp cận giá cạnh tranh cũng là một chiến lược quan trọng của Shopee. Ví dụ, vào mỗi ngày bán hàng lớn, Shopee cung cấp một lượng lớn mã miễn phí giao hàng, phiếu giảm giá và sản phẩm giảm giá cho người tiêu dùng để khuyến khích họ tương tác và mua hàng trên nền tảng của công ty.

Tham khảo:   Hành vi mua sắm lặp lại (Repeated Purchase Behaviour) là gì?

Chiến lược Marketing quảng bá (Promotion) 

Ở khía cạnh quảng bá, chiến lược Marketing của Shopee bao gồm các hoạt động quảng bá hình ảnh tích cực. Họ tạo ra các quảng cáo có tính viral để quảng bá thương hiệu của mình tới một lượng lớn khán giả. Ngoài ra, công ty còn thực hiện một số chiến dịch giảm giá để khuyến khích khách hàng mua số lượng lớn. 

Những kỹ thuật này rất đơn giản, nhưng chúng giúp Shopee thành công rực rỡ tại Việt Nam. Trải qua nhiều mùa sale, ta có thể nhận thấy rất nhiều chiến dịch quảng bá thành công của Shopee. Còn cụ thể chúng là gì, Masterskills sẽ bật mí cho bạn ở phần tiếp theo!

Chiến lược Social và Viral Marketing

Một chiến lược Marketing tiêu biểu khác của Shopee chính là Social và Viral Marketing. Ngay từ giai đoạn đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, Shopee đã nhận ra tiềm năng của mạng xã hội tại Việt Nam. Công ty đã chọn mạng xã hội là công cụ chính để thực hiện các chiến lược Marketing. 

Shopee đã sử dụng các kênh truyền thông như một công cụ để truyền bá thông điệp Marketing. Cho đến thời điểm hiện tại, Shopee đã hoàn thành xuất sắc việc nắm bắt xu hướng và áp dụng chiến lược Marketing trên tất cả các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng tại Việt Nam như Facebook, YouTube, Zalo, Instagram và Tiktok. 

Chiến lược Marketing của Shopee trên YouTube tập trung vào việc thêm quảng cáo của Shopee vào các video của các Youtuber. Họ còn đồng thời hiển thị áp phích quảng cáo trên giao diện của YouTube. Quảng cáo thêm vào thường dưới dạng các bài hát có giai điệu. Chúng được làm lại và biểu diễn bởi những người nổi tiếng. 

Người nổi tiếng của mỗi quảng cáo sẽ khác nhau, tùy thuộc vào độ nổi tiếng của họ tại thời điểm đó. Khi thêm quảng cáo vào video, Shopee sẽ tự động tiếp cận và thu hút sự chú ý của khách hàng một cách tự nhiên. Để thực hiện loại chiến lược này, Shopee đã phải hợp tác chặt chẽ với YouTube. Ngoài ra, Shopee còn cần sự cho phép của các Youtuber để cho phép quảng cáo Shopee xuất hiện trên video của họ

Một vài chiến dịch truyền thông của Shopee nổi bật

Phần trên đã giúp bạn có các nhìn khái quát về các chiến lược Marketing của Shopee tại Việt Nam. Tiếp sau đây, như đã hứa, Masterskills sẽ giới thiệu đến bạn một vài chiến dịch truyền thông nổi bật của Shopee.

TVC bắt Trend cực nhanh và chính xác

Gì cũng có, mua hết ở Shopee TVC có sự kết hợp của Bảo Anh và Tiến Dũng

Shopee nổi tiếng với cực nhiều TVC bắt trend cực nhanh và chính xác. Đây được xác định là một trong các chiến dịch Marketing lâu dài của công ty. Thông qua việc tận dụng làn sóng Viral của một trend bất kỳ, Shopee thành công thu hút một lượng lớn thảo luận cũng như đề cập trên mạng xã hội.

Điều này giúp Shopee có một tỉ lệ chuyển đổi cao và đột phá ở một số thời điểm. Một vài TVC điển hình cho chiến lược này bao gồm: Baby Shark với sự xuất hiện của Bảo Anh và Bùi Tiến Dũng. Hay bản remake DDU-DU DDU-DU kết hợp với Blackpink. Đây điều là những TVC triệu view, góp phần quan trọng mang đến thành công cho Shopee.

Tham khảo:   Experiential Marketing Từ A-Z & 5 Chiến dịch Marketing Trải Nghiệm Điển Hình

Nội địa hoá các nội dung Marketing

Như đã đề cập ở trên, Shopee luôn ưu tiên tính nội địa hoá trong các chiến dịch Marketing của mình. Việc chọn lựa Influencers theo độ hot và độ ưu thích của dân bản địa là minh chính rõ ràng nhất. Shopee sẵn sàng điều chỉnh để có thể đáp ứng yêu cầu của người dùng từng vùng miền.

Với chiến lược nội địa hoá thông minh, Shopee thành công trong việc chiếm trọn niềm tin của khách hàng ở nhiều khu vực. Họ còn tận dụng mạng lưới vận chuyển nội địa, nhằm cho ra đời các gói Ship tốc độ cao, giúp phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Tận dụng Influencers

chiến dịch truyền thông của shopeechiến dịch truyền thông của shopee
Shopee kết hợp với Ronaldo

Influencer Marketing là một ví dụ điển hình khác cho chiến lược Marketing của Shopee tại Việt Nam. Shopee rất khôn khéo trong việc lựa chọn người đại diện nhằm quảng bá hình ảnh thương hiệu. Sơn Tùng MTP, Ronaldo hay Blackpink đều sở hữu lượng fan khủng và trung thành.

Tận dụng ưu thế về hình ảnh thương hiệu, Shopee đã kết hợp với rất nhiều celebs hay Influencers và tạo ra nhiều chiến dịch Sale thành công. 

Lời kết

Vậy là bạn đã cùng Masterskills tìm hiểu về chiến lược Marketing của Shopee tại thị trường Việt Nam. Nếu có gì thắc mắc, hãy điền ngay vào phần Comment bên dưới. Masterskills sẽ còn quay trở lại với nhiều nội dung và chủ đề thú vị hơn nữa. Hãy cùng đón xem, bạn nhé!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo