24. Kinh doanh thương mại

Chiến lược toàn cầu là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Hình minh hoạ (Nguồn: tecker)

Chiến lược toàn cầu

Khái niệm

Chiến lược toàn cầu tạm dịch sang tiếng Anh là global strategy.

Chiến lược toàn cầu là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cơ sở cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu. 

Đặc điểm

Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược toàn cầu thường tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược marketing trên tất cả các thị trường. 

Từng hoạt động tạo giá trị như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm được tập trung thực hiện ở một số ít địa điểm trên thế giới nhằm khai thác kinh tế qui mô và kinh tế địa điểm. 

Đây là chiến lược phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm mang tính chuẩn hóa, cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí – giá như linh kiện điện tử, bán dẫn, bán thành phẩm… 

Những tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn như Intel, Motorola, Texas Instruments được coi là những ví dụ điển hình về các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược toàn cầu.

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm của chiến lược toàn cầu là tiết kiệm chi phí do sản phẩm được tiêu chuẩn hoá và sử dụng cùng một chiến lược marketing. 

Tham khảo:   Nhượng quyền thương mại trực tiếp (Direct Franchising) và nhượng quyền khu vực (Area Franchising)

Chi phí tiết kiệm được cho phép doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc so với mức giá trước đây, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị phần trên đoạn thị trường của mình. 

Chiến lược toàn cầu cũng cho phép các nhà quản trị chia sẻ các kinh nghiệm và kiến thức có được ở một thị trường với các nhà quản trị ở các thị trường khác. Chiến lược này phù hợp ở nơi mà sức ép giảm chi phí lớn và yêu cầu phản ứng địa phương rất nhỏ.

Nhược điểm chủ yếu của chiến lược toàn cầu là làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến những sự khác biệt quan trọng trong sở thích và thị hiếu của người mua ở các thị trường khác nhau. 

Chiến lược toàn cầu không cho phép doanh nghiệp thay đổi sản phẩm của mình, trừ những thay đổi không đáng kể trên bề ngoài như màu sắc, đóng gói… 

Điều này có thể tạo ra cơ hội cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào và đáp ứng nhu cầu đang bị bỏ trống của người tiêu dùng, từ đó tạo ra một thị trường mới. 

Tham khảo:   Xuất khẩu lao động (Labor export) là gì? Đặc điểm của xuất khẩu lao động

Chiến lược này không thích hợp ở những nơi có yêu cầu thích ứng với địa phương cao.

(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo