20. Kinh tế học

Chính sách thu hẹp (Contractionary Policy) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Hình minh họa. Nguồn: Thoughtco.com

Chính sách thu hẹp

Khái niệm

Chính sách thu hẹp, tiếng Anh gọi là contractionary policy.

Chính sách thu hẹp là một biện pháp tiền tệ đề cập đến việc giảm thiểu trong chi tiêu chính phủ (cụ thể là thâm hụt chi tiêu) hay trong tỉ lệ mở rộng tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Chính sách thu hẹp là một công cụ kinh tế vĩ mô được tạo ra bởi sự can thiệp của ngân hàng trung ương hay chính phủ nhằm chống lại việc lạm phát gia tăng hay các sự biến dạng khác của nền kinh tế.

Hiểu rõ hơn về chính sách thu hẹp

Chính sách thu hẹp có nhiệm vụ ngăn cản các sự biến dạng tiềm tàng đối với thị trường vốn. Những sự biến dạng này có thể là việc lạm phát cao do tăng lượng cung tiền, giá tài sản không hợp lí hay hiệu ứng lấn át, khi mà lãi suất tăng đột biến dẫn đến việc chi tiêu đầu tư tư nhân bị giảm làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ban đầu của tổng chi tiêu đầu tư.

Mặc dù mục đích ban đầu của chính sách thu hẹp là làm giảm GDP danh nghĩa, là mức GDP được tính theo giá thị trường hiện tại, nhưng nó thường đem đến một kết quả cuối cùng là mức tăng trưởng của nền kinh tế được duy trì và làm cho chu kì kinh doanh suôn sẻ hơn.

Tham khảo:   Công nghiệp nặng (Heavy industry) là gì? Các ngành công nghiệp nặng

Chính sách tài khóa thu hẹp

Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ. Về cơ bản, các chính sách này sẽ hút tiền từ nền kinh tế tư nhân, với hy vọng làm giảm việc sản xuất không bền vững hoặc để hạ giá tài sản.

Tuy vậy trong nền kinh tế hiện đại, việc tăng thuế ít khi nào trở thành một chính sách thu hẹp khả thi. Thay vào đó, phần lớn các chính sách tài khóa thu hẹp là nhằm để giảm thiểu sự mở rộng tài khóa trước đó, bằng việc giảm chi tiêu chính phủ nhưng đôi khi là chỉ trong một số lĩnh vực cụ thể.

Chính sách tiền tệ thu hẹp

Chính sách tiền tệ thu hẹp (contractionary monetary policy) được thực hiện bằng cách tăng các mức lãi suất cơ bản khác nhau được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương, hoặc là các biện pháp khác nhằm tăng lượng cung tiền.

Mục đích là nhằm giảm lạm phát bằng cách giới hạn lượng tiền đang lưu thông hiện tại trên thị trường. Nó cũng nhắm đến việc chế ngự lượng vốn đầu cơ và đầu tư không bền vững mà chính sách mở rộng trước đó đã tạo ra.

Tham khảo:   Hoạt động tự doanh (Self Employment) là gì? Người hoạt động tự doanh và Người sở hữu doanh nghiệp

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo