28. Quản Trị Marketing

Chính sách về mức giá theo chu kì sống của sản phẩm là gì? Phân loại

Hình minh hoạ (Nguồn: thestreet)

Chính sách về mức giá theo chu kì sống của sản phẩm

Khái niệm

Chính sách về mức giá theo chu kì sống của sản phẩm thường được đưa ra để lựa chọn mức giá cho các sản phẩm mới. 

Mức giá cụ thể (cao hay thấp) có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian cần thiết để vượt qua phân kì “xâm nhập thị trường” và khả năng bán hàng ở các phân kì tiếp theo do mức độ hấp dẫn của cạnh tranh và sản phẩm thay thế. 

Phân loại

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn các chính sách khác nhau:

– Chính sách giá hớt váng: đưa ra mức giá cao nhất, cố gắng bán ở mức giá cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường.

Mức giá này thường áp dụng để chinh phục nhóm khách hàng không nhạy cảm giá khi có sản phẩm hoàn toán mới, độc đáo.

– Chính sách giá xâm nhập: đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn trên thị trường.

Chính sách giá này qui định một mức giá thấp trong thời gian dài, thường được sử dụng cho các sản phẩm mới nhưng mang tính tương tự (thay thế) hoặc sản phẩm cải tiến, trên các thị trường mới và đặc biệt trên các thị trường không lí tưởng (đường cong cầu co giãn nhịp nhàng).

Tham khảo:   Tài sản hỗ trợ marketing bên trong (Asset Marketing Support Inside) là gì?

– Chính sách giá giới thiệu: đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng.

Chính sách giá này qui định một mức giá thấp trong thời gian ngắn (tạm thời) rồi sẽ nâng giá lên ngay sau thời kì đưa hàng ra và giới thiệu.

– Chính sách giá theo thị trường: đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Chính sách giá này không chỉ căn cứ vào mục tiêu của doanh nghiệp và phân tích khách hàng mục tiêu, quyết định về giá cao hay thấp mà còn tuỳ thuộc vào đặc điểm cạnh tranh trên thị trường.

Mặt bằng giá thị trường (hình thành nên bởi các đối thủ cạnh tranh, cung – cầu) sẽ dẫn đến quyết định cạnh tranh đối đầu hay cạnh tranh bằng các yếu tố khác của marketing hỗn hợp trên các phân đoạn khác nhau của thị trường.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Marketing thương mại, Chủ biên PGS. TS. Nguyễn Xuân Quang, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo