22. Quản trị kinh doanh

Chuẩn mực hành vi (Code Of Conduct – COC) là gì? Nội dung

Hình minh hoạ (Nguồn: hrk)

Chuẩn mực hành vi

Khái niệm

Chuẩn mực hành vi hay còn gọi là Qui tắc ứng xử hay Bộ Chuẩn mực Hành vi hay Bộ Qui tắc Ứng xử trong tiếng Anh được gọi là Code Of Conduct – COC hay Code of Ethical Conduct.

Chuẩn mực hành vi là những hướng dẫn, qui định tiêu chí về hành vi cần thiết của một tổ chức cần được các thành viên tôn trọng và vận dụng trong các hành vi tác nghiệp, các hoạt động chuyên môn và trong việc xây dựng mối quan hệ với các đối tượng hữu quan.

Để thể hiện các giá trị đặc trưng, thực thi sứ mệnh và hiện thực hoá ước mơ của tổ chức/doanh nghiệp. 

Các chuẩn mực hành vi (code of conduct) được biên soạn thành một tài liệu chính thức với tên gọi là Bộ Chuẩn mực Hành vi hay Bộ Qui tắc Ứng xử .

Chuẩn mực hành vi thường được biên soạn nhằm giúp các thành viên ra quyết định khi hành động và giúp tổ chức đánh giá hành vi của thành viên. 

Chuẩn mực hành vi đạo đức của một tổ chức là cách diễn đạt bằng những ngôn từ, chỉ dẫn, chỉ tiêu, mục tiêu, chỉ báo dấu hiệu đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng đối với mọi người về những nội dung của văn hoá công ty: những giá trị, nguyên tắc cần tôn trọng, thế nào là đúng/sai, nên/không nên, phương pháp hành động đúng đắn. 

Tham khảo:   Huấn luyện (Coaching) trong quản trị nhân sự là gì? Ưu nhược điểm

Đó là những định nghĩa cụ thể về giá trị, niềm tin, lối sống, khuôn mẫu hay qui tắc hành động chủ đạo các thành viên tổ chức cần tôn trọng và thực hiện.

Nội dung

Các nguyên tắc trong Bộ Qui tắc Ứng xử thường mô tả một cách tóm tắt nhưng rõ ràng về cách ứng xử cần thiết của các thành viên tổ chức trong các mối quan hệ như: 

(i) đối với công việc

(ii) đối với tổ chức

(iii) đối với khách hàng

(iv) đối với đồng nghiệp

(v) đối với cấp trên/cấp dưới

(vi) đối với cộng đồng, xã hội, môi trường sống

(vii) đối với chính phủ, nền kinh tế, quốc gia

(viii) việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn cũng qui định rõ thái độ bản thân trong công việc và trong các mối quan hệ – qui định tự quản và kiểm soát bản thân.

Hình thức

Hình thức phổ biến và điển hình nhất là các ấn phẩm, bao gồm những bản nội qui, qui tắc, qui định, những hướng dẫn, nghị quyết, các bản tuyên bố về sứ mệnh, các khẩu hiệu. 

Tương tự như với các loại sổ tay công nghệ, cẩm nang thuật, qui tắc vận hành, sổ tay chất lượng, các chuẩn mực về hành vi đạo đức cũng có thể được biên soạn thành các tài liệu tương tự như sổ tay hướng dẫn về hành vi đạo đức hay đơn giản chỉ là cẩm nang đạo đức. 

Tham khảo:   Văn hóa sáng tạo (Adhocracy) trong doanh nghiệp là gì? Ưu nhược điểm của văn hóa sáng tạo

Với sự phát triển của các phương tiện thông tin, truyền thông hiện đại, các hình thức khác, ví dụ như băng hình, đĩa CD, VCD, trang web, thư điện tử, tin nhắn, trò chơi trên mạng … 

Cũng có thể được sử dụng để thể hiện, phổ biến và giúp các thành viên tổ chức tiếp cận và nhận thức tốt hơn về hệ thống các chuẩn mực hành vi đạo đức của tổ chức. 

Yêu cầu khi lựa chọn hình thức thể hiện

Việc lựa chọn hình thức thể hiện đòi hỏi sự sáng tạo và cần có sự tham gia của các thành viên để làm tăng hiệu lực thực tiễn của các biện pháp truyền thông nhờ việc làm tăng tính sáng tạo, sự đa dạng về hình thức và làm cho cách diễn đạt phù hợp hơn với thói quen, trình độ nhận thức của các đối tượng thành viên tổ chức. 

Để thực hiện mục đích này, có thể sử dụng nhiều biện pháp và phương tiện khác nhau. Cơ bản nhất là hệ thống các biểu trưng trực quan và các chương trình đạo đức. Việc lôi cuốn sự tham gia của các thành viên tổ chức vào việc thiết kế cũng là một hình thức và một quá trình phổ biến.

(Tài liệu tham khảo: Văn hoá Doanh nghiệp, PGS. TS. Nguyễn Mạnh Quân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo