22. Quản trị kinh doanh

Chức năng tổ chức (Organizational functions) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Linkedln

Chức năng tổ chức (Organizational functions)

Định nghĩa

Chức năng tổ chức trong tiếng Anh là Organizational functionsChức năng tổ chức là việc lựa chọn những công việc và giao cho mỗi bộ phận một người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cần thiết để thực hiện mục tiêu của tổ chức đã vạch ra.

Bản chất

– Với cách hiểu trên, chức năng tổ chức thường được biểu hiện là cơ cấu tổ chức quản trị.

– Cơ cấu tổ chức quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã xác định.

Mục tiêu của chức năng tổ chức

– Nhằm thiết lập ra một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Vai trò của chức năng tổ chức 

– Thiếu một cơ cấu tổ chức hợp sẽ gây ra nhiều vấn đề khó khăn phức tạp cho công tác quản trị. 

Tham khảo:   Năng lực công nghệ (Technology capacity) là gì? Các tiêu chí năng lực

– Công tác tổ chức hiệu quả giúp cho việc khuyến khích sử dụng con người với tính chất là con người phát triển toàn diện. 

– Tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng đa dạng hóa tổ chức và nâng cao tính độc lập sáng tạo của nhà quản trị.

Vì vậy chức năng tổ chức là cốt lõi của qui trình quản trị. 

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị 

Nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản trị bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

– Nguyên tắc thống nhất chỉ huy

Mỗi người thừa hành chỉ có một người cấp trên và chỉ báo cáo, nhận lệnh của người đó mà thôi.

– Nguyên tắc gắn liền với mục tiêu

Bộ máy tổ chức chỉ được xây dựng khi chúng ta có mục tiêu, nhiệm vụ cho tổ chức đó. 

– Nguyên tắc hiệu quả

Bộ máy của tổ chức phải có kết quả hoạt động cao nhất với chi phí thấp nhất.

– Nguyên tắc cân đối

Các bộ phận xây dựng phải cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm; đồng thời phải cân đối khối lượng công việc giữa các bộ phận. 

Tham khảo:   Lí thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory) là gì?

– Nguyên tắc linh hoạt

Tổ chức phải thích nghi, đáp ứng được với những biến động của môi trường bên ngòai.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị học, Trường Đại học Kinh tế tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo