23. Chứng khoán

Chứng khoán nợ (Debt Security) là gì? Sự khác biệt giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn

Hình minh họa. Nguồn: Youtube.com

Chứng khoán nợ

Khái niệm

Chứng khoán nợ trong tiếng Anh là Debt Security.

Chứng khoán nợ là một công cụ nợ có thể là trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ tiền gửi (CD), trái phiếu đô thị hoặc cổ phiếu ưu đãi, được mua hoặc bán giữa hai chủ thể và có các điều khoản nhất định như giá trị khái toán (số tiền đã vay), lãi suất, thời gian đáo hạn và gia hạn. 

Nó cũng bao gồm các chứng khoán được thế chấp chẳng hạn như nghĩa vụ nợ có thế chấp (CDO), trái phiếu tài sản cho vay cầm cố (CMO), chứng khoán được thế chấp bởi Hiệp hội thế chấp chính phủ (GNMAs) và trái phiếu không trả lãi. 

Đặc điểm Chứng khoán nợ 

Lãi suất đối với chứng khoán nợ phần lớn được xác định bởi khả năng trả nợ của người đi vay. Rủi ro không có khả năng thanh toán cao hơn dẫn đến lãi suất vay vốn cao hơn.

Chứng khoán nợ còn được gọi là chứng khoán thu nhập cố định, hầu hết các chứng khoán nợ được giao dịch qua quầy. 

Tổng giá trị của các giao dịch chứng khoán nợ thực hiện hàng ngày lớn hơn nhiều so với tổng giao dịch cổ phiếu do chứng khoán nợ được nắm giữ bởi nhiều nhà đầu tư tổ chức lớn, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận. 

Tham khảo:   Kí gửi chứng khoán là gì? Qui trình kí gửi chứng khoán

Sự khác biệt giữa Chứng khoán nợ và Chứng khoán vốn 

Chứng khoán vốn (Equity Security) thể hiện yêu cầu về thu nhập và tài sản của một công ty, trong khi chứng khoán nợ là khoản đầu tư vào các công cụ nợ. 

Ví dụ: cổ phiếu là một chứng khoán vốn chủ sở hữu, trong khi trái phiếu là một chứng khoán nợ. 

Khi một nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp, về cơ bản họ đang cho công ty đó vay tiền của họ và có quyền được trả lại tiền gốc và lãi trái phiếu. 

Ngược lại, khi ai đó mua cổ phiếu từ một công ty, về cơ bản họ đang mua một phần của công ty đó. Nếu công ty hoạt động có lãi, nhà đầu tư nhận được lãi, nhưng nếu công ty mất tiền thì giá trị cổ phiếu cũng giảm xuống. 

Nếu một tập đoàn phá sản thì họ sẽ trả tiền cho các trái chủ trước rồi mới đến các cổ đông.   

Qui mô giao dịch Chứng khoán nợ

Hãy hình dung qui mô giao dịch chứng khoán nợ với thị trường chứng khoán nợ toàn thế giới có qui mô gần gấp đôi thị trường chứng khoán vốn thế giới. 

Tham khảo:   Chỉ báo dao động ngẫu nhiên (Stochastic Oscillator) là gì? Ý nghĩa của chỉ báo dao động ngẫu nhiên

Thị trường trái phiếu toàn cầu trị giá cao hơn 100 nghìn tỉ đô la, trong khi thị trường chứng khoán hoặc cổ phiếu trị giá khoảng 64 nghìn tỉ đô la. 

Về khối lượng giao dịch hàng ngày, có 700 tỉ đô la trái phiếu và 200 tỉ đô la cổ phiếu trên toàn cầu. 

Trong hầu hết các trường hợp, chứng khoán nợ là khoản đầu tư an toàn hơn so với chứng khoán vốn.   

Sự an toàn của Chứng khoán nợ 

Chứng khoán nợ an toàn hơn đơn giản vì chúng đảm bảo rằng số tiền gốc được trả lại cho người cho vay vào ngày đáo hạn hoặc khi bán chứng khoán. 

Chứng khoán nợ thường được phân loại theo mức độ rủi ro phá sản, loại nhà phát hành và chu kì thanh toán thu nhập. 

Trái phiếu càng rủi ro, lãi suất hay lợi tức của nó càng cao.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo