22. Quản trị kinh doanh

Cơ cấu tổ chức hình tháp (Pyramid organizational structure) là gì? Đặc điểm

Hình minh hoạ (Nguồn: thebalancecareers)

Cơ cấu tổ chức hình tháp

Khái niệm

Cơ cấu tổ chức hình tháp trong tiếng Anh được gọi là Pyramid organizational structure hay tall organizational structure.

Cơ cấu tổ chức hình tháp là loại cơ cấu có tầm quản hẹp và nhiều cấp quản

Tầm quản lí là số thuộc cấp báo cáo trực tiếp với một nhà quản lí nhất định.

Tầm quản rộng sẽ cần ít cấp quản , còn tầm quản hẹp dần đến nhiều cấp.

Trong tổ chức, cần phải quyết định xem mỗi nhà quản có thể trực tiếp kiểm soát được bao nhiêu thuộc cấp, và con số này là hết sức khác nhau đối với những tổ chức khác nhau. 

Có một số lượng hạn chế các thuộc cấp mà một nhà quản có thể quản có hiệu quả, nhưng con số chính xác ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều biến số.

Cơ cấu tổ chức hình tháp thường sử dụng phương thức quản “trên – dưới” hay “ra lệnh – kiểm tra”, trong đó các nhà quản ra các mệnh lệnh hành chính và kiểm soát gắt gao việc thực hiện mệnh lệnh. 

Tham khảo:   Chiến lược ổn định (Stable strategy) là gì? Các trường hợp theo đuổi chiến lược ổn định

Cơ cấu hình tháp được tổ chức dựa trên cơ sở chuyên môn hoá lao động theo chức năng, với sự phân chia tổ chức thành các bộ phận mang tính độc lập cao, tạo nên biên giới cứng nhắc giữa các công việc và đơn vị. 

Một đặc điểm nữa của mô hình cơ cấu hình tháp là sự phát triển của nhân viên chỉ nằm trong phạm vi của một chức năng. 

Chẳng hạn, một người bắt đầu công việc của mình ở bộ phận cung cấp dịch vụ chỉ có thể được thăng tiến lên những vị thế cao hơn trong bộ phận marketing, chứ không thể di chuyển sang các bộ phận khác.

Cơ cấu tổ chức hình tháp có thể hoạt động có hiệu quả trong môi trường ổn định và có thể dự báo được. Trong môi trường năng động, cơ cấu này tỏ ra ít có hiệu quả, và trong nhiều trường hợp đã phải gánh chịu thất bại. 

Ngày nay, các tổ chức cố gắng làm giảm số cấp quản bằng những nỗ lực tăng tầm kiểm soát của các nhà quản , sử dụng các mô hình mới như cơ cấu nhóm, cơ cấu mạng lưới, cơ cấu không ranh giới.

Tham khảo:   B2C (Business To Consumer) là gì? Các loại mô hình kinh doanh B2C

Ví dụ

Cơ cấu hình tháp

Đặc điểm

Nhiều cấp bậc quản

Quản trị theo phương thức hành chính

Chuyên môn hóa hoạt động

Mô tả công việc chi tiết

Giới hạn cứng nhắc giữa các công việc và bộ phận

Các cá nhân làm việc độc lập

Di chuyển nhân lực theo chiều dọc

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và quản lí tổ chức, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo