28. Quản Trị Marketing

Copywriting là gì? Phân biệt với Content Writing

Hình minh hoạ (Nguồn: infographicdesignteam)

Copywriting

Khái niệm

– Copywriting là hoạt động sao chép có chọn lọc từ một hoặc nhiều văn bản khác nhau để sử dụng cho mục đích quảng cáo hoặc tiếp thị sản phẩm. 

Đối tượng hướng tới của những văn bản Copywriting chính là khách hàng, những người được thuyết phục để ra quyết định mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về vấn đề đang được đề cập tới.

– Copywriting là viết lách. Điểm phân biệt giữa copywriting và nghề báo là copywriting dùng ngôn ngữ quảng cáo hoặc marketing cho sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp, người nổi tiếng, ý tưởng, … Sản phẩm của copywriting ở dạng văn bản, một đoạn TVC. 

Theo đuổi của nhà báo là thực trạng xã hội và đời sống, trong khi của copywriter là khách hàng. Đây là một công việc mà người ta dùng ngôn ngữ viết ra để thể hiện, quảng bá, giới thiệu về một người, một công ty, một ý tưởng hay một quan điểm. 

Nó có thể được thể hiện dưới dạng văn bản viết, hoặc các quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình cũng như trên rất nhiều phương tiện truyền thông khác.

Tham khảo:   Nghề Digital Marketing cần có những kỹ năng gì?

Copywriting có thể bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, bản tin, và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

Phân biệt Copywriting và Content Writing 

– Sự khác biệt chính giữa Content Writing và Copywriting chính là ở mục đích viết. Copywriting hướng đến việc quảng cáo và tiếp thị sản phẩm. 

Content Marketing hướng đến việc làm thế nào giữ chân được khách hàng trên website và khiến họ tương tác nhiều hơn với thương hiệu. 

– Content writing là viết ra những nội dung có giá trị được tạo ra với các mục đích cụ thể như kinh doanh, marketing, thương mại. 

Dạng nội dung này được sử dụng để thu hút khách hàng tiềm năng và giáo dục họ về sản phẩm, dịch vụ thương hiệu. Điều này được thực hiện thông qua các kênh phân phối thường gặp như blog, thông cáo báo chí,… 

Content Marketing không tập trung vào bán hàng mà là thu hút khách hàng. Copywriting là dạng nội dung giá trị cao và quảng bá trực tiếp vào thương hiệu. Khác với content writing, copywriting nhắm vào việc bán sản phẩm và đẩy mạnh doanh số. 

Tham khảo:   Chiến Lược Marketing Của Vinfast: Khi Thương Hiệu Gắn Liền Với Sự Đổi Mới 

(Tài liệu tham khảo: SEO The Top. Jobsgo. 123 Jobs. Web Doctor)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo