22. Quản trị kinh doanh

Đa dạng hóa đồng tâm (Concentric Diversification) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Marketing 91

Đa dạng hóa đồng tâm (Concentric Diversification)

Định nghĩa

Đa dạng hóa đồng tâm trong tiếng Anh là Concentric DiversificationĐa dạng hóa đồng tâm là cách tăng trưởng thông qua việc tham gia vào những hoạt động mới có liên quan nhiều đến hoạt động hiện có của doanh nghiệp về sản xuất, marketing, quản trị vật tư hoặc công nghệ.

Đặc trưng

– Chìa khóa để thực hiện đa dạng hóa đồng tâm là tranh thủ chí ít được một trong các lợi thế hiện có của doanh nghiệp.

Đa dạng hóa đồng tâm còn được gọi là đa dạng hóa có liên quan. 

Ở đây, các hoạt động sản xuất mới phát triển vẫn liên quan đến các hoạt động sản xuất chính của công ty về khách hàng, công nghệ, phân phối, quản lí và nhãn hiệu; cũng có thể tận dụng những sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường nhờ kinh nghiệm thương mại để bán sản phẩm mới.

Cuối cùng người ta dựa vào mối liên quan về hình ảnh giữa công ty và các sản phẩm mới để đa dạng hóa hoạt động.

– Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm doanh nghiệp cần tận dụng các ưu thế nội bộ chủ yếu của công ty. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm đòi hỏi sự hiệp đồng hay tác động cộng hưởng trong việc sử dụng các nguồn lực.

Tham khảo:   Chu kỳ kinh doanh là gì? Doanh nghiệp nên làm gì trong từng giai đoạn chu kỳ kinh doanh?

Liên hệ thực tế

– Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng bằng cách thực hiện đa dạng hóa đồng tâm. 

Bởi vì nó cho phép doanh nghiệp tạo thêm sản phẩm mới từ các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại để từ đó tiết kiệm được nguyên liệu, trang thiết bị công nghệ, nhà xưởng và nhân công, tạo ra thị trường mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời khai thác triệt để các lợi thế cạnh tranh hiện có của doanh nghiệp.

– Thực tế ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt, may, sản xuất đường, sản xuất bia… đang thực hiện thành công chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.

– Các công ty này đã tham gia vào việc sản xuất nhiều sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với sản phẩm hiện đang sản xuất, nhờ vậy mà tạo ra các bộ phận thị trường mới, tăng qui mô sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận đồng thời tăng được vị thế của doanh nghiệp.

Ví dụ như một doanh nghiệp sản xuất đường, ngoài sản phẩm chính là đường thì doanh nghiệp còn đưa vào sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, bia… dựa trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu hiện có của mình.

Tham khảo:   Định vị giá trị nhân viên (Employee Value Proposition - EVP) là gì?

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo