24. Kinh doanh thương mại

Đầu tư GI (Green-Field Investment) là gì? Rủi ro và lợi ích của đầu tư GI

Hình minh họa. Nguồn: Corporate Finance Institute

Đầu tư GI

Khái niệm

Đầu tư GI hay đầu tư mới trong tiếng Anh là Green-Field Investment.

Đầu tư GI là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong đó công ty mẹ lập ra một công ty con ở một quốc gia khác, xây dựng các hoạt động của mình ngay từ đầu. Ngoài việc xây dựng các cơ sở sản xuất mới, các dự án này cũng có thể bao gồm việc xây dựng các trung tâm phân phối mới, văn phòng và khu nhà ở. 

Đặc điểm của đầu tư GI

Thuật ngữ này bắt nguồn từ một thực tế rằng, một công ty (thường là công ty đa quốc gia – MNC) triển khai đầu tư mạo hiểm trên một vùng đồng đất trống. Trước khi xây dựng một cơ sở mới, vùng đất có thể chính là một cánh đồng xanh (green field), chẳng hạn như bãi cỏ trống, phủ đầy cây cối trước khi được sử dụng. 

Các dự án này là các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài, được biết đến đơn giản là các khoản đầu tư trực tiếp, trao cho công ty tài trợ mức độ kiểm soát cao nhất.

Một phương pháp FDI khác là mua lại hoặc mua cổ phần kiểm soát trong một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp đi theo con đường mua lại, họ có thể phải đối mặt với các qui định hoặc khó khăn có thể cản trở quá trình này. 

Tham khảo:   Nhà tạo thị trường (Market Creator) là gì? Tiềm năng của mô hình kinh doanh này

Ví dụ, trong một dự án GI, việc xây dựng nhà máy của một công ty được thực hiện theo thông số kĩ thuật của nó, nhân viên được đào tạo theo tiêu chuẩn của công ty và các qui trình chế tạo có thể được kiểm soát chặt chẽ. 

Hình thức này trái ngược với đầu tư gián tiếp, chẳng hạn như việc mua chứng khoán nước ngoài. Các công ty có thể có ít hoặc không có sự kiểm soát trong hoạt động, kiểm soát chất lượng, bán hàng và đào tạo nếu như họ sử dụng đầu tư gián tiếp.

Ở giữa dự án GI và đầu tư gián tiếp là đầu tư BI (Brownfield Investment). Với đầu tư BI, một công ty cho thuê các cơ sở và đất đai hiện có, và điều chỉnh chúng cho phù hợp với nhu cầu của họ. Cải tạo và tùy chỉnh thường dẫn đến chi phí thương đối thấp và quay vòng nhanh hơn so với xây dựng từ ban đầu. 

Rủi ro và lợi ích của đầu tư GI

Các nước đang phát triển có xu hướng thu hút các công ty tiềm năng bằng các đề nghị giảm thuế, hoặc họ có thể nhận được trợ cấp hoặc các ưu đãi khác để thiết lập một khoản đầu tư GI. Mặc dù những sự nhân nhượng này có thể dẫn đến doanh thu thuế doanh nghiệp thấp hơn cho bên nước ngoài trong thời gian ngắn, nhưng lợi ích kinh tế và sự tăng cường vốn nhân lực địa phương có thể mang lại lợi nhuận tích cực cho nước sở tại trong dài hạn.

Tham khảo:   Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ (Single Stage - Two Envelope Bidding Procedure) là gì?

Giống như bất kì công ty khởi nghiệp nào, đầu tư GI đòi hỏi rủi ro cao hơn và chi phí cao hơn, liên quan đến việc xây dựng các nhà máy hoặc nhà máy sản xuất mới. Rủi ro nhỏ hơn là việc xây dựng lan tràn, vấn đề về giấy phép hay khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực và các vấn đề với lao động địa phương. 

Các công ty dự tính dự án GI thường đầu tư một khoản lớn cả về thời gian và tiền bạc để làm tiền nghiên cứu nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả chi phí. 

Là một cam kết dài hạn, một trong những rủi ro lớn nhất trong đầu tư vào lĩnh vực GI là mối quan hệ với nước chủ nhà, đặc biệt là bất ổn về chính trị. Bất kì trường hợp hoặc sự kiện nào dẫn đến việc công ty cần rút khỏi dự án bất cứ lúc nào cũng có thể gây tổn hại đến tài chính doanh nghiệp.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo