Quản trị dự án

Điều kiện cần và đủ để trở thành nhà quản lý dự án tài ba

1. Quản lý dự án là ai?

Quản lý dự án (Project Manager) là người đóng vai trò chính trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kết thúc dự án. Họ chịu trách nhiệm về toàn bộ phạm vi, nguồn lực, ngân sách và sự thành công hay thất bại của dự án. Những người đảm nhiệm vị trí này sẽ có quyền hạn cao đối với từng dự án thực hiện.

Project Manager là người quản lý và giám sát dự án

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Project Manager dự án rất nóng sốt. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn tuyển dụng nhân sự giỏi để phụ trách lãnh đạo dự án. Vậy công việc của vị trí ra sao và ứng viên cần đáp ứng điều gì để ứng tuyển thành công? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi phần tiếp theo.

2. Công việc chính của Project Manager

Quản lý dự án là hoạt động rất cần thiết để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Để đạt được hiệu quả đó, người làm nhiệm vụ quản lý phải thực hiện những công việc cụ thể sau:

  • Chịu trách nhiệm về quản lý tiến độ, chất lượng của dự án thông qua việc giám sát, đánh giá những gì đã và chưa làm được. Đồng thời, đối chiếu các thông tin này với kế hoạch đã đặt ra ban đầu để có hướng điều chỉnh nhằm hoàn thành mục tiêu đúng tiến độ.
  • Kiểm tra ngân sách dự án: Khi một dự án được tiến hành thực hiện, doanh nghiệp cần chi một lượng ngân sách nhất định. Vì thế, Project Manager phải liên tục kiểm tra lượng tiền được sử dụng vào việc gì và lập báo cáo rõ ràng. Điều này rất quan trọng bởi nguồn ngân sách  sẽ quyết định dự án có tiếp tục tiến hành được nữa không.
  • Quản lý an toàn cho đội ngũ nhân viên: Vấn đề an toàn lao động cũng rất quan trọng với mỗi dự án. Đặc biệt, với những dự án thi công xây dựng thì Project Manager càng phải quan tâm đến yếu tố này.
  • Quản lý rủi ro: Tất cả những biến động về môi trường, lãi suất, khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… đều có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Những thay đổi này có thể tốt và cũng có thể xấu mà các nhà quản trị cần đưa ra giải pháp đối phó kịp thời.
Tham khảo:   Tư duy hệ thống thúc đẩy kết quả của dự án

Những công tác quản lý khác: Project Manager cần quan tâm, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, họ cũng phải lập báo cáo đến giám đốc dự án, lãnh đạo của doanh nghiệp về tiến độ thi công, hiệu quả ây những thiếu sót trong công việc.

3. Điều kiện để trở thành quản lý dự án là gì?

Năng lực, trình độ chuyên môn

Trước hết, bạn phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định và trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành thích hợp với yêu cầu của dự án. Bên cạnh đó. phải có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và những điều kiện tương ứng với mỗi hạng mục cụ thể.

Kinh nghiệm

Vai trò của một Project Manager là quản lý thời gian thi công, theo dõi ngân sách, rủi ro xảy ra của dự án để đáp ứng đúng kế hoạch. Nhiệm vụ hàng ngày của họ sẽ thay đổi theo phạm vi và đặc thù của ngành, lĩnh vực. Và để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo tốt công việc của mình với tư cách là một nhà quản lý dự án thì bạn cần có kinh nghiệm liên quan tới chuyên môn nghiệp vụ về dự án. Đặc biệt, phải có đam mê để phát triển dự án chuyên nghiệp.

4. Yếu tố cần có của vị trí này

Khả năng lãnh đạo, phân công công việc

Khả năng quản lý là kỹ năng quan trọng đầu tiên của một Project Manager. Khả năng này được thực hiện thông qua việc quản lý đội ngũ nhân viên, quản lý thời gian, ngân sách, tiến độ thực hiện công việc,…
Là một quản lý giỏi, bạn phải thể hiện tiếng nói từ việc tổ chức, điều phối cũng như sắp xếp công việc hợp lý cho đến việc giải quyết các mâu thuẫn nội bộ nằm trong tầm kiểm soát.

Tham khảo:   Extreme Programming trong Agile

Một người lãnh đạo không chỉ dừng lại ở việc quản lý mà hơn hết nó còn là sự truyền cảm hứng đến người khác, dẫn dắt các thành viên của mình đi đúng hướng.

Khả năng tổ chức

Ở vai trò là một quản lý, bạn bắt buộc phải có khả năng tổ chức và chỉ huy cấp dưới, biết sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, sắp xếp đội ngũ nhân viên sao cho phù hợp nhằm tối ưu hóa hiệu suất công việc. Và Kỹ năng tổ chức chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn.

Bạn phải biết cách phân chia thời gian, nhiệm vụ sao cho đúng người, đúng việc để đảm bảo tiến độ dự án. Có như thế mới không lãng phí thời gian, hạn chế sai sót, áp lực và tránh được ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Nhà tuyển dụng quản lý dự án yêu cầu rất nhiều kỹ năng

Giải quyết vấn đề

Điểm làm nên sự khác biệt cho người quản lý dự án giỏi nằm ở sự nhanh chóng đưa ra những biện pháp giải quyết tình huống chính xác, hiệu quả. Bạn phải luôn tập trung để đưa ra những giải pháp đúng đắn từ việc giữ đúng tiến độ, mục tiêu hoàn thành, chất lượng dự án, cho đến hiệu quả công việc, tìm hướng đi mới một cách linh động trong trường hợp phải đối mặt với rắc rối.

Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

90% thời gian của một nhà quản lý dự án dùng trong việc giao tiếp. Bởi tính chất công việc này thường xuyên ra ngoài gặp gỡ, giao tiếp với nhiều đối tác, khách hàng để bàn bạc, ký hợp đồng. Vì thế, nếu sở hữu kỹ năng ứng xử khéo léo, linh hoạt, khả năng thương lượng như một chuyên gia đàm phán đỉnh cao thì chắc chắn sẽ mang lại thành công.

Tham khảo:   Quản lý thay đổi: Thấu hiểu tất cả các quan điểm

Quản lý rủi ro của dự án

Mỗi một dự án nào được triển khai đều có các rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát. Do đó, trước khi triển khai dự án, Project Manager phải cùng với đội nhóm của mình bàn luận, phân tích, liệt kê và đưa ra bản kế hoạch cụ thể để giải quyết khi có rủi ro xảy ra.

Việc kiểm soát tốt rủi ro xảy ra sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất về ngân sách dự án. Chính vì vậy, đây được coi là kỹ năng quan trọng mà người Project Manager cần phải có.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo