22. Quản trị kinh doanh

Dự báo (Forecasting) trong quản trị tác nghiệp là gì? Phân loại và vai trò

Hình minh hoạ (Nguồn: cfainstitute)

Dự báo trong quản trị tác nghiệp

Khái niệm

Dự báo trong tiếng Anh được gọi là forecasting.

Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán các sự việc có thể sẽ xảy ra trong tương lai.

Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo người ta phải căn cứ trên các dữ liệu phản ánh tình hình thực tế trong quá khứ và hiện tại, căn cứ vào xu thế trên cơ sở khoa học để dự đoán những sự việc có thể sẽ xảy ra trong tương lai. 

Người ta có thể sử dụng phương pháp định lượng trên cơ sở một số mô hình toán học nào đó để đưa ra những dự báo cho tương lai. Phương pháp định lượng có tính khoa học cao và làm cơ sở cho nhà quản trị đưa ra quyết định về dự báo.

Tuy nhiên, nhu cầu về sản phẩm không phải khi nào cũng ổn định, cố định mà nó luôn biến động đòi hỏi các nhà quản trị phải sử dụng kết hợp với phương pháp nghệ thuật. 

Nghệ thuật trong dự báo nó thể hiện ở chỗ là nhà quản trị phải sử dụng tài phán đoán, kinh nghiệm trong những điều kiện thiếu thông tin hoặc nhu cầu của khách hàng biến động mạnh. 

Chính tính nghệ thuật này làm cho dự báo linh hoạt hơn nhưng cũng làm giảm tính chính xác của nó.

Phân loại 

– Theo phương pháp dự báo, có dự báo định tính và dự báo định lượng. 

– Theo thời gian, có dự báo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+ Dự báo ngắn hạn: Khoảng thời gian dự báo ngắn hạn thường dưới 1 năm.

+ Dự báo trung hạn: Khoảng thời gian dự báo trung hạn thường từ 6 tháng đến 3 năm.

Tham khảo:   Quản lí vòng đời sản phẩm (Product Lifecycle Management) là gì?

+ Dự báo dài hạn: Khoảng thời gian dự báo thường là từ 3 năm trở lên.

Dự báo dài hạn và trung hạn giải quyết những vấn đề có tính toàn diện yểm trợ cho các quyết định quản lí thuộc về hoạch định kế hoạch sản xuất và quá trình công nghệ. 

Dự báo dài hạn và trung hạn sử dụng ít phương pháp và kĩ thuật dự báo hơn dự báo ngắn hạn. Dự báo ngắn hạn sử dụng phổ biến các mô hình toán học như bình quân, san bằng số mũ. 

Để dự đoán các vấn đề lớn toàn diện như đưa một sản phẩm mới vào danh mục mặt hàng của công ty chẳng hạn, ít khi sử dụng phương pháp định lượng. 

Dự báo ngắn hạn có khuynh hướng chính xác hơn dự báo dài hạn, bởi vì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thay đổi hàng ngày, nếu kéo dài thời gian dự báo, độ chính xác có thể sẽ giảm đi.

– Nếu căn cứ vào nội dung công việc cần dự báo có dự báo kinh tế, dự báo kĩ thuật, dự báo nhu cầu.

+ Dự báo kinh tế: Dự báo kinh tế do các cơ quan nghiên cứu, các bộ phận tư vấn kinh tế nhà nước thực hiện. 

Những chỉ tiêu này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ, tạo tiền đề cho công tác dự báo trung hạn, dài hạn của doanh nghiệp. 

Ví dụ: Dự báo về thất nghiệp, GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế…

+ Dự báo thuật công nghệ: Dự báo này đề cập đến mức độ phát triển khoa học thuật công nghệ trong tương lai. Loại này rất quan trọng đối với ngành có hàm lượng thuật cao như dự báo năng lượng nguyên tử, tàu vũ trụ, máy tính, thiết bị điện tử…

Tham khảo:   Tỉ lệ sử dụng (Occupancy Rate) là gì? Đặc điểm

+ Dự báo cầu: Thực chất của dự báo nhu cầu là tiên đoán về cầu ở cấp độ vĩ mô và ở cấp độ vi mô. 

Loại dự báo này được các nhà quản trị sản xuất đặc biệt quan tâm vì qua đó các doanh nghiệp sẽ quyết định được qui mô sản xuất, hoạt động của công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, marketing, nhân sự…

Vai trò

Vai trò của dự báo

Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ cũng thay đổi theo từng tháng. Kết quả của dự báo sẽ có vai trò đáng kể đối với doanh nghiệp, nó được thể hiện như sau:

– Là phần thiết yếu trong quản trị sản xuất/tác nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược cũng như chiến thuật của doanh nghiệp.

– Có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạch định và thực hiện kế hoạch sản xuất cũng như các kế hoạch bộ phận khác của doanh nghiệp.

– Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đáp ứng cầu, không bỏ sót cơ hội kinh doanh.

– Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng hợp lí và có hiệu quả các nguồn lực.

– Cung cấp cơ sở quan trọng để phối kết hợp hoạt động giữa các bộ phận trong toàn doanh nghiệp.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các nguồn lực được cung cấp đầy đủ, kịp thời thì đòi hỏi việc dự báo của Doanh nghiệp phải tương đối chính xác và phải đảm bảo tính liên tục.

(Tài liệu tham khảo: Quản trị tác nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Tham khảo:   Phúc lợi (Benefits) là gì? Ý nghĩa của phúc lợi

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo