20. Kinh tế học

Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production possibility frontier – Đường PPF) là gì?

Screenshot (112)-crop

Hình minh họa. Nguồn: Quantri

Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production possibility frontier – Đường PPF)

Định nghĩa

Đường giới hạn khả năng sản xuất trong tiếng Anh là Production possibility frontier, viết tắt PPF. Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các mức độ phối hợp tối đa của sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.

Đặc trưng

– Giới hạn khả năng sản xuất biểu hiện quan hệ đánh đổi giữa các mặt hàng. Sản xuất mặt hàng này nhiều hơn thì sản xuất mặt hàng khác ít hơn.

– Các điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm không thể đạt được vì chúng đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực hơn so với nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế.

– Các điểm nằm trong đường giới hạn là những điểm không hiệu quả và chưa tận dụng hết nguồn lực sẵn có.

Ví dụ minh họa

Bằng cách tận dụng các nguồn lực của nền kinh tế, các doanh nghiệp có thể tăng sản lượng và sản xuất ở mức nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. Có thể minh họa về giới hạn khả nằng sản xuất qua ví dụ sau:

Tham khảo:   Thặng dư sản xuất (Producer Surplus) là gì?

Bảng 1: Các khả năng sản xuất

Lương thực

Quần áo

Công nhân

Sản lượng

Công nhân

Sản lượng

4

25

0

0

3

22

1

9

2

18

2

17

1

10

3

24

0

0

4

30

Bảng 1 trình bày các khả năng phân phối về sản lượng lương thực và quần áo mà giả định các nền kinh tế có thể sản xuất được khi thuê tất cả 4 công nhân.

Bằng cách chuyển công nhân từ ngành này sang ngành khác nền kinh tế có thể sản xuất được một mặt hàng nhiều hơn nhưng phải chịu để sản xuất mặt hàng khác ít hơn. Đó là mối quan hệ đánh đổi giữa sản xuất quần áo và sản xuất lương thực.

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội

Trền hình 1.1, đường cong nối các điểm từ A tới E được gọi là đường “Giới hạn khả năng sản xuất”.

Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết những điểm mà tại đó xã hội sản xuất một cách có hiệu quả. Để tăng thêm sản lượng của một mặt hàng chỉ có thể đạt được bằng cách hi sinh sản lượng của mặt hàng khác.

Tham khảo:   Tự do hoá cơ chế tín dụng là gì? Nội dung

Các điểm, như điểm G nằm trong đường giới hạn là những điểm không hiệu quả vì ở đây xã hội bỏ phí các nguồn lực. Người ta có thể tăng thêm sản lượng của một mặt hàng mà không đòi hỏi phải cắt bớt sản lượng của mặt hàng khác.

Những điểm nằm ngoài giới hạn khả năng sản xuất, như điểm H là không thể đạt được. Hẳn là tốt hơn, nếu có thêm lương thực và quần áo, nhưng không thể thực hiện được mức độ kết hợp như vậy giữa các mặt hàng khi chỉ có một số lượng lao động nhất định.

Ý nghĩa

Sự khan hiếm nguồn lực buộc xã hội và các doanh nghiệp phải lựa chọn các điểm nằm trong hoặc trên đường giới hạn khả năng sản xuất, từ đó chấp nhận thực tế về sự khan hiếm của các nguồn lực và phải chọn các phương án phân bổ nguồn lực một cách tối ưu.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo