26. Bất động sản

Đường ngang (Level Crossing) là gì? Qui định về đường ngang

Đường ngang (Level Crossing) (Ảnh: Network Rail Media Centre)

Đường ngang (Level Crossing)

Đường ngang – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Level Crossing.

Đường ngang là đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng và khai thác. (Theo Luật Đường sắt )

Qui định về đường ngang 

Phạm vi và khu vực đường ngang

1. Phạm vi đường ngang được xác định như sau:

a) Đoạn đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ nằm trong đất hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;

b) Đoạn đường sắt, phạm vi đất dành cho đường sắt nằm trong đất hành lang an toàn đường bộ.

2. Khu vực đường ngang bao gồm:

a) Phạm vi đường ngang;

b) Giới hạn hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang theo qui định về quản , bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.

Phân loại đường ngang

a) Theo thời gian sử dụng gồm: Đường ngang sử dụng lâu dài; đường ngang sử dụng có thời hạn;

b) Theo hình thức tổ chức phòng vệ gồm: Đường ngang có người gác; đường ngang không có người gác;

Tham khảo:   Hệ sinh thái đô thị (Urban Ecosystem) là gì? Đặc điểm hệ sinh thái đô thị

c) Theo tính chất phục vụ gồm: Đường ngang công cộng; đường ngang chuyên dùng.

Tổ chức phòng vệ đường ngang

1. Đối với đường ngang cấp I, cấp II phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác.

2. Đối với đường ngang cấp III:

a) Phải tổ chức phòng vệ theo hình thức có người gác đối với các trường hợp sau:

Hành lang an toàn giao thông tại đường ngang không bảo đảm tầm nhìn theo qui định về quản bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

Đường bộ tại đường ngang đã được nâng cấp từ cấp VI trở lên.

b) Đối với các đường ngang chưa đáp ứng các tiêu chí trên:

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản đường bộ, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định tổ chức cảnh giới tại các đường ngang nguy hiểm trên đường sắt quốc gia.

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản đường bộ kiểm tra, đề xuất chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng việc tổ chức cảnh giới tại các đường ngang nguy hiểm trên đường sắt chuyên dùng. (Theo Thông tư Số: 25//TT-BGTVT)

Tham khảo:   Môi trường nhân tạo trong đô thị (Urban Artificial Environment) là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo