24. Kinh doanh thương mại

Giá gói thầu (Bidding Package Price) là gì? Xác định giá gói thầu

Giá gói thầu (Bidding Package Price) (Nguồn: Medium)

Giá gói thầu (Bidding Package Price)

Giá gói thầu – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Bidding Package Price.

Giá gói thầu có thể được hiểu là mức giá dự kiến cao nhất dành cho việc thực hiện gói thầu, phản ánh qui mô của gói thầu. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Giá gói thầu được xác định dựa trên một số căn cứ như tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán cho gói thầu, dựa trên một số định mức do các cơ quan quản lí nhà nước qui định, dựa trên những qui định cụ thể của ngành, hoặc cũng có thể dựa vào thông tin trên thị trường ở thời điểm xác định giá gói thầu.

Xác định giá gói thầu

Việc xác định giá gói thầu có vai trò rất lớn đối với bên mua, về nguyên tắc, đây là mức giá cao nhất được dự kiến để thực hiện gói thầu. Vì vậy, giá gói thầu là một căn cứ quan trọng để lực chọn nhà thầu, trừ một số trường hợp đặc biệt phải thay đổi giá này trong quá trình tổ chức đấu thầu do những yếu tố khách quan.

Ngoài ra, giá gói thầu còn là một trong những căn cứ để xác định hình thức lựa chọn nhà thầu và hình thức hợp đồng cho mỗi gói thầu. Giá gói thầu xác định càng chính xác thì càng thể hiện sự hiểu biết của chủ đầu tư về dự án, về gói thầu và về thị trường các nhà cung cấp, từ đó góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình lựa chọn nhà thầu, đàm phán và kí kết hợp đồng.

Tham khảo:   Website khuyến mại trực tuyến (Online Promotion Website) là gì?

Cách xác định giá gói thầu

Cách thứ nhất

Giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu không bao gồm khoản dự phòng phí. Dự phòng phí của dự án là khoản tiền dự phòng để chi trả cho những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. 

Nguyên nhân của những phát sinh này có thể là do quá trình lập dự án đã bỏ sót công việc hoặc bỏ sót khối lượng công việc nào đó. Nguyên nhân khác có thể là do sự thay đổi khách quan dẫn tới sự tăng chi phí thực hiện đầu tư.

Thông thường, dự phòng phí được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng chi phí thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, không phải gói thầu nào cũng cần đến chi phí dự phòng, vì vậy, việc phân bổ dự phòng phí một cách cụ thể cho các gói thầu là điều không dễ thực hiện khi lập kế hoạch đấu thầu.

Cách thứ hai

Giá gói thầu phải bao gồm cả dự phòng phí để giảm thiểu rủi ro cho nhà thầu cũng như để chủ đầu tư phải có kế hoạch phân bổ dự phòng phí. Về mặt lí thuyết, cách làm này hoàn toàn có căn cứ song về mặt thực tế, phân bổ dự phòng phí cho các gói thầu là việc rất khó thực hiện vì rất khó để xác định chính xác phát sinh sẽ xảy ra đối với gói thầu nào và có giá trị là bao nhiêu.

Tham khảo:   Hiệp định VN-EAEU FTA (Vietnam-Eurasian Economic Union Free Trade Agreement) là gì?

Ngoài ra, các nhà thầu cũng có thể gặp khó khăn khi phải tách giá dự thầu thành hai phần là phần giá dự thầu không bao gồm dự phòng phí và phần dự phòng. 

Mọi việc sẽ trở nên phức tạp hơn nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng một gói thầu nào đó, những rủi ro khách quan khiến cho chi phí phát sinh còn lớn hơn cả khoản dự phòng đã phân bổ cho gói thầu. Chính vì vậy cách thứ hai ít được áp dụng trong thực tế. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo