09. Quản Trị & Lãnh Đạo

Giám đốc Sản xuất là gì? Chức năng và mô tả công việc CPO

Vai trò của Giám đốc sản xuất ngày càng quan trọng, bởi yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như kỳ vọng và xu hướng mua hàng của người tiêu dùng thay đổi liên tục. Giám đốc sản xuất thuộc vị trí điều hành cấp C, có trách nhiệm tạo điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp thông qua các sản phẩm. 

Giám đốc Sản xuất là gì?

Giám đốc sản xuất là người điều hành hoạt động sản xuất, chịu trách nhiệm về chiến lược phát triển sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, đúng kế hoạch, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty, tên tiếng Anh là Chief Production Officer – viết tắt CPO. Bao gồm định hướng và quản lý toàn bộ quy trình từ nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm, phát triển, sản xuất, đến phân phối và bán hàng của sản phẩm. CPO phải là chuyên gia có kiến thức sâu rộng về sản phẩm cũng như việc cải thiện hiệu suất bán hàng, am hiểu công nghệ, tập trung và làm hài lòng khách hàng bằng sản phẩm chất lượng, độc đáo.

Bối cảnh kỹ thuật số ngày nay thay đổi chóng mặt, nhu cầu và mong đợi của khách hàng phát triển theo thời gian. Do đó, việc cải tiến, phát triển, đổi mới sản phẩm là điều bắt buộc. Đây là lúc công ty cần một Giám đốc điều hành cấp C về sản xuất để xây dựng chiến lược sản phẩm, mở rộng cơ hội và điều kiện kinh doanh cho doanh nghiệp.

Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc sản xuất

  1. Vai trò lãnh đạo và giám sát
  2. Tầm nhìn và chiến lược
  3. Tiếp thị và truyền thông
  4. Văn hóa kinh doanh dài hạn
  5. Nghiên cứu và phân tích

Vai trò lãnh đạo và giám sát

Giám đốc sản xuất có nhiệm vụ lãnh đạo, giám sát các vị trí then chốt trong sản xuất sản phẩm như quản lý sản phẩm, trưởng phòng phân tích, giám đốc tiếp thị,… đảm bảo những vị trí này triển khai công việc một cách hiệu quả và năng suất, cải thiện chất lượng của bộ phận quản lý sản xuất.

Đồng thời, Giám đốc sản xuất cũng đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn cho các nhân viên chủ chốt trong sản xuất, nâng cao kỹ năng và có mặt hỗ trợ khi họ cần.

Giám đốc sản xuất đứng đầu trong việc triển khai các ý tưởng thành kế hoạch, chiến lược, một dự án có khả năng thực thi. Bên cạnh đó, họ cũng cần cân nhắc vấn đề ngân sách, nhu cầu tiếp thị, mục tiêu chung của tổ chức.

Tầm nhìn và chiến lược

Giám đốc sản xuất cũng đóng vai trò là người quyết định tầm nhìn doanh nghiệp, phổ biến tầm nhìn này với các quản lý cấp dưới và nhân viên, hướng tất cả mọi người tới một tầm nhìn chung.

Bên cạnh đó, CPO cũng cần trả lời câu hỏi “Tại sao”. Họ cần đưa ra định hướng sản xuất sản phẩm phục vụ cho tầm nhìn của tổ chức, cũng như những điều chỉnh cần thiết với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Giám đốc sản xuất phải đảm bảo rằng, sản phẩm luôn được cải tiến, đổi mới, tuân thủ quy tắc thị trường, làm hài lòng khách hàng. Muốn vậy, họ cần xây dựng, phát triển và quản lý quy trình mở rộng danh mục sản phẩm, hướng tới mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp.

Tiếp thị và truyền thông

Là người đứng đầu bộ phận sản xuất, quản lý sản phẩm, giám đốc sản xuất cần chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm, phối hợp với bộ phận tiếp thị và truyền thông cùng bộ phận quan hệ khách hàng. Với vai trò này, họ sẽ điều phối các hoạt động thiết kế sản phẩm, cải tiến, bảo trì sản phẩm, đảm bảo thành phẩm tạo ra thu hút được khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng.

Bên cạnh đó, CPO cũng là người điều phối các sự kiện, hoạt động truyền thông, quảng bá, họp báo, giới thiệu sản phẩm trong nước và quốc tế. Họ cần đưa ra các bài phát biểu, thuyết trình hấp dẫn để thu hút người quan tâm.

Giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm, phối hợp với bộ phận tiếp thị và truyền thông cùng bộ phận quan hệ khách hàng

Văn hóa kinh doanh dài hạn

Xây dựng văn hóa kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của giám đốc sản xuất. Theo đó, CPO cần đưa ra các phương pháp và quy trình khi tiến hành nghiên cứu, thiết kế các khái niệm, phát triển sản phẩm cho bộ phận quản lý sản xuất.

Bên cạnh đó, họ cũng có nhiệm vụ tham gia vào quá trình tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự chủ chốt cho bộ phận của mình. Xây dựng một môi trường làm việc tích cực, truyền động lực, chuyên nghiệp để thu hút nhân tài cũng như giữ chân những người có khả năng ở lại với doanh nghiệp.

Nghiên cứu và phân tích

Giám đốc sản xuất có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích để đưa ra quyết định có cơ sở về các vấn đề liên quan đến chi phí, hiệu quả cũng như thời gian sản xuất. Đồng thời đưa ra những ý kiến, góp ý để điều chỉnh các nghiên cứu, phân tích được thực hiện bởi quản lý cấp dưới hoặc các nhân viên.

Tham khảo:   Lãnh đạo 5 cấp độ - Chiến thắng của sự khiêm nhường và kiên định

Mô tả công việc của Giám đốc sản xuất trong tổ chức

  1. Xây dựng quy trình sản xuất
  2. Lên kế hoạch giám sát sản xuất
  3. Triển khai kế hoạch sản xuất
  4. Quản lý trang thiết bị, nguyên liệu hàng hóa
  5. Quản lý chất lượng sản phẩm
  6. Quản lý chuỗi cung ứng
  7. Quản lý an toàn lao động
  8. Phát triển đội ngũ nhân viên
  9. Tham khảo đánh giá người dùng
  10. Các nhiệm vụ khác của Giám đốc sản xuất

Xây dựng quy trình sản xuất

Xây dựng quy trình sản xuất là công việc đầu tiên mà Giám đốc sản xuất cần hoàn thiện. Một quy trình có sự kết nối với các bên liên quan như triển khai sản xuất, kiểm soát chất lượng đầu ra.

Quy trình này sẽ được phổ biến tới các bộ phận cấp dưới như quản lý sản xuất, trưởng ca sản xuất,… nhằm triển khai các bước đánh giá, giám sát cũng như thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Lên kế hoạch giám sát sản xuất

Giám đốc sản xuất là người chịu trách nhiệm chính tới chất lượng của thành phẩm cuối cùng. Do đó, họ cần lên kế hoạch giám sát sản xuất để đảm bảo mục tiêu về số lượng, cũng như tiến độ và chất lượng sản phẩm.

Khi hoàn thành bản kế hoạch và thông qua Ban giám đốc doanh nghiệp. CPO tiến hành phổ biến với đội ngũ nhân viên, đảm bảo tất cả mọi người nắm được. Sau đó, các tổ trưởng sẽ tiến hành phân công công việc cho từng người để đáp ứng kế hoạch đề ra.

Trong quá trình sản xuất, Giám đốc sản xuất cần trực tiếp theo dõi, đánh giá và có những giải pháp linh hoạt để xử lý tình huống phát sinh, đảm bảo không làm trì trệ quá trình và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách dự báo nhu cầu sản xuất

Triển khai kế hoạch sản xuất

Giám đốc sản xuất cần phân công công việc phù hợp tới từng bộ phận, truyền cảm hứng, tạo động lực cũng như đôn đốc đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, đúng tiến độ, quy trình và đảm bảo những tiêu chí đã đề ra.

Trong quá trình triển khai sản xuất, CPO cần chủ động đề xuất những phương án gia tăng tối ưu hiệu quả sản xuất, bằng cách bổ sung nhân lực có tài năng vào các phân xưởng.

Quản lý trang thiết bị, nguyên liệu hàng hóa

Là người đứng đầu bộ phận, Giám đốc sản xuất cần đảm nhận công việc quản lý các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp. Họ cần thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị, nguyên liệu hàng hóa, nhằm phát hiện và kịp thời sửa chữa, tránh làm gián đoạn quy trình sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn cho người lao động.

Quản lý chất lượng sản phẩm

Giám đốc sản xuất có trách nhiệm chính đối với hoạt động sản xuất, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và các quy định liên quan.

Việc quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm kiểm soát quy trình sản xuất, đảm bảo tính đồng nhất, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đồng thời giám sát quá trình sản xuất để phát hiện và khắc phục các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm.

>> Tham khảo: Phương pháp kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất

Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng là một phần quan trọng trong quản lý sản xuất và đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng thời hạn, đúng chất lượng và đáp ứng được nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng.

Việc quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động từ việc mua nguyên liệu và vật tư, đến sản xuất và vận chuyển sản phẩm cho khách hàng. Giám đốc sản xuất cần đảm bảo các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất, và đối tác vận chuyển đang tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Giám đốc sản xuất cũng có trách nhiệm tối ưu hóa quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng để tiết kiệm ngân sách tối đa cho doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Khóa học Quản trị chuỗi cung ứng

Quản lý an toàn lao động

Giám đốc sản xuất phải đảm bảo rằng nhân viên được làm việc trong môi trường an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro về tai nạn lao động. Theo đó, họ cần đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ quy định và tiêu chuẩn về an toàn lao động, đồng thời cung cấp cho nhân viên các thiết bị bảo hộ, đào tạo họ về an toàn lao động, tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ, đảm bảo các hoạt động sản xuất được triển khai an toàn.

Ngoài ra, giám đốc sản xuất cũng có trách nhiệm phát hiện và khắc phục các vấn đề liên quan đến an toàn lao động trong quá trình sản xuất. Đồng thời báo cáo về các sự cố, tai nạn lao động nếu có.

Tham khảo:   Tầm nhìn là gì? Sứ mệnh là gì? Ý nghĩa tầm nhìn và sứ mệnh

Phát triển đội ngũ nhân viên

Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất mà doanh nghiệp nên giữ gìn và phát triển. Do đó, Giám đốc sản xuất cũng có nhiệm vụ lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên, nâng cao trình độ cũng như kỹ năng để thực hiện công việc tốt nhất.

Theo đó, họ cần đào tạo nhân viên giám sát và tổ trưởng bộ phận sản xuất ở các phân xưởng. Phối hợp với phòng tuyển dụng để tìm kiếm nhân lực tài năng về cho bộ phận. Bên cạnh đó, họ cần thường xuyên đánh giá hiệu quả nhân sự, năng suất làm việc của các bộ phận để tiếp nhận hoặc sa thải nhân viên nếu không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Tham khảo đánh giá người dùng

Song song với việc thúc đẩy tăng năng suất và chất lượng sản xuất thì Giám đốc sản xuất cũng cần tham khảo đánh giá của người tiêu dùng. Căn cứ vào đó, CPO có thể dễ dàng nắm bắt kỳ vọng, thị hiếu mua hàng để kịp thời điều chỉnh hoặc cung ứng những sản phẩm chất lượng, phù hợp, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Các nhiệm vụ khác của Giám đốc sản xuất

Trên thực tế, Giám đốc sản xuất cần đảm nhận nhiều nhiệm vụ hơn, với trách nhiệm và áp lực cao, cụ thể:

  • Phối hợp với các bộ phận khác xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
  • Đề xuất khen thưởng, kỷ luật với các nhân viên bộ phận.
  • Tạo dựng, nuôi dưỡng môi trường làm việc an toàn, đảm bảo an toàn lao động,…

Yếu tố cần có của một Giám đốc sản xuất

Chuyên môn

Rất ít người leo lên được vị trí Giám đốc điều hành cấp cao như Giám đốc sản xuất mà không có trình độ chuyên môn. Đặc biệt là bằng cấp Tiến sĩ trong các lĩnh vực như Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Quản lý sản phẩm, Công nghệ thông tin, Marketing,…

Kinh nghiệm

Nhà tuyển dụng ngày nay yêu cầu khắt khe về kinh nghiệm của Giám đốc sản xuất, đòi hỏi từ 10 – 15 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý sản xuất. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng cần một người có kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực quản lý, tiếp thị, truyền thông sản phẩm. Đồng thời biết xử lý linh hoạt các tình huống khẩn cấp, vấn đề xảy ra hằng ngày có thể tác động tiêu cực đến tài chính và thành công dài hạn của doanh nghiệp.

Kỹ năng Giám đốc Sản xuất cần có

Kỹ năng giao tiếp

Giám đốc sản xuất thường phải tham gia các sự kiện truyền thông, quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Đồng thời tham gia các cuộc họp, điều hành và phát biểu trước các quản lý cấp dưới hay nhân viên.

Do đó, kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết và quan trọng để thực hiện các bài diễn thuyết một cách tự tin, mạch lạc và thu hút. Đồng thời tạo sự tin tưởng cho các nhân viên cấp dưới.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo đòi hỏi ở tất cả các cấp cấp quản lý chứ không riêng gì Giám đốc sản xuất. Họ cần có khả năng dẫn dắt, quản lý nhân viên, giải quyết vấn đề cũng như tạo dựng uy tín, quyền lực với các bên liên quan.

Kỹ năng phân tích

Giám đốc sản xuất là người trả lời cho câu hỏi “Tại sao cần sản xuất sản phẩm này?”. Do đó, CPO phải có kỹ năng phân tích thị trường, nhu cầu, kỳ vọng người tiêu dùng để nắm bắt những cơ hội mới. Có như vậy mới có thể giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển bền vững hơn nữa.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

CPO cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa ra các quyết định phức tạp về các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong các tình huống bất ngờ, khẩn cấp.

Kỹ năng lập ngân sách

Giám đốc sản xuất cần sử dụng tối thiểu nguồn lực và mang lại tiềm năng tối đa cho doanh nghiệp.

Kỹ năng tập trung

Giám đốc sản phẩm có con mắt tinh tường về các chi tiết nhỏ. Họ cần đảm bảo rằng, toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm được thực hiện trơn tru mà không có bất kỳ sai sót nào.

Phân biệt vị trí Giám đốc Sản xuất và Giám đốc Sản phẩm

 Sự khác biệt giữa vị trí Giám đốc Sản xuất và Giám đốc Sản phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào tổ chức cụ thể.

Yếu tố so sánh

Giám đốc Sản xuất

Giám đốc Sản phẩm

Vị trí

Đứng đầu bộ phận sản xuất và hoạt động sản xuất

Đứng đầu bộ phận sản phẩm và quản lý chuỗi cung ứng

Trách nhiệm

Quản lý quá trình sản xuất và năng suất lao động

Quản lý và phát triển sản phẩm và dịch vụ

Kế hoạch

Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất

Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm

Quản lý

Quản lý và hướng dẫn đội ngũ sản xuất

Quản lý và hướng dẫn đội ngũ phát triển sản phẩm

Tiêu chuẩn chất lượng

Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng

Đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng

Nâng cao hiệu suất

Tối ưu hóa quy trình sản xuất và công nghệ

Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp nâng cao hiệu suất

Phân phối

Đảm bảo quá trình phân phối sản phẩm hiệu quả

Định hình chiến lược phân phối sản phẩm

Tham khảo:   Đâu là nhà lãnh đạo khôn ngoan?

Một số câu hỏi thường gặp vị trí Giám đốc Sản xuất

  1. Doanh nghiệp nào thì cần Giám đốc sản xuất?
  2. Sự khác nhau giữa CPO và trưởng bộ phận sản phẩm là gì?
  3. Học gì để trở thành Giám đốc sản xuất?

Doanh nghiệp nào thì cần Giám đốc sản xuất?

Vị trí Giám đốc sản xuất đang được mở rộng. Tùy vào cơ cấu tổ chức, loại hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ cân nhắc xem có cần bổ sung vị trí này vào Ban giám đốc không.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp có thể đã đến lúc bổ sung CPO vào cơ cấu tổ chức:

  • Doanh nghiệp đang bắt đầu chuyển đổi từ việc có một sản phẩm đơn lẻ sang một danh mục lớn khi tổ chức đã có được sản phẩm phù hợp với thị trường.
  • Lĩnh vực sản phẩm mới đang thâm nhập vào thị trường, doanh nghiệp buộc phải cải tiến, thay đổi hoặc bổ sung sản phẩm mới.
  • Doanh nghiệp đang dần phát triển lớn hơn, các quyết định tài chính và sản phẩm ngày càng phức tạp.
  • Sau khi sáp nhập hoặc mua lại, doanh nghiệp cần cố gắng tích hợp danh mục, chiến lược và mô hình vận hành sản phẩm.

Sự khác nhau giữa CPO và trưởng bộ phận sản phẩm là gì?

Giám đốc sản xuất và trưởng bộ phận sản phẩm đều là những người quản lý sản phẩm hàng đầu doanh nghiệp. Tuy nhiên, hai vị trí này lại đóng vai trò và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau.

Giám đốc sản xuất thiên về đảm nhận vai trò chiến lược, tầm nhìn của sản phẩm, phải thấy được bức tranh toàn cảnh trong việc phát triển và quản lý sản xuất.

Trong khi đó, trưởng bộ phận sản phẩm lại chịu trách nhiệm về phần điều hành, chăm sóc phần còn lại của nhóm sản phẩm. Vị trí này thấp hơn và cần báo cáo với Giám đốc sản xuất.

Giám đốc sản xuất và trưởng bộ phận sản phẩm đều là hai vị trí đóng vai trò và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau

Học gì để trở thành Giám đốc sản xuất?

Con đường trở thành Giám đốc sản xuất yêu cầu nhiều về trình độ học vấn, kỹ năng cũng như kinh nghiệm. Tại hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay, CPO là những người có học vấn và bằng cấp cao.

Vị trí này bắt đầu với bằng cử nhân tại các lĩnh vực quản trị như quản trị kinh doanh, kinh tế, quản lý sản phẩm, tiếp thị, kỹ thuật, công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan khác.

Nhà tuyển dụng ngày nay yêu cầu một giám đốc sản xuất phải có khoảng 10 – 15 năm kinh nghiệm trong quản lý sản phẩm, trong đó phải có từ 3 – 5 năm ở vị trí lãnh đạo, chẳng hạn như trưởng bộ phận sản xuất.

Nhu cầu, kỳ vọng ngày càng tăng của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp bổ sung thêm Giám đốc sản xuất. Những người ở vị trí này cần phải nỗ lực không ngừng để cải thiện trải nghiệm, tạo ra những sản phẩm độc đáo, phù hợp với thị hiếu thị trường.

>> Tìm hiểu thêm các chức danh Giám đốc khác:

  • Giám đốc Điều hành (CEO)

  • Giám đốc Kinh doanh (CCO)

  • Giám đốc Nhân sự (CHRO)

  • Giám đốc Tài chính (CFO)

  • Giám đốc Marketing (CMO)

  • Giám đốc Chuyển đổi số (CDO)

  • Giám đốc Sáng tạo 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo