24. Kinh doanh thương mại

Hành động phi pháp (Barratry) trong bảo hiểm vận tải quốc tế là gì?

Hành động phi pháp (Barratry) (Nguồn: Insurance Unplugged)

Hành động phi pháp (Barratry)

Hành động phi pháp – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Barratry hoặc Malicious Acts.

Hành động phi pháp là những manh động, hành động manh tâm của thuyền trưởng và các thủy thủ trên tàu gây ra tổn thất, thiệt hại cho hàng hóa trên tàu hoặc phương tiện vận tải biển, có hại cho chủ tàu hoặc người thuê tàu. Những hành động này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ tàu hoặc hàng hóa.

Hành động phi pháp trong bảo hiểm vận tải quốc tế không bao gồm những sai lầm về cách xét đoán, giải quyết vấn đề hay những sai lầm do bất cẩn thông thường gây ra. (Theo Investopedia)

Bản chất hành động phi pháp trong bảo hiểm vận tải quốc tế

Những hành động buôn lậu của thuyền trưởng, việc lái tàu đi lệch hướng khỏi đường đi qui định vì mục đích riêng của mình đều là hành vi phi pháp. Làm đắm tàu, hỏng hàng hoặc để hàng bị bắt giữ để phục vụ cho mục đích riêng của thuyền trưởng hay thủy thủ đều thuộc phạm vi ý nghĩa của hành động phi pháp.

Tham khảo:   Hội đồng tiền lương quốc gia (National Wage Council) là cơ quan nào?

Tuy nhiên nếu chủ tàu biết về việc làm sai trái của thuyền trưởng hay thủy thủ thì không gọi là manh động, vì họ không thể đồng ý cho một người đại diện của họ làm việc có hại đến quyền lợi của chính bản thân họ. Truờng hợp thuyền trưởng có cổ phần trong tàu thì những hành động làm hại đến quyền lợi của những người có cổ phần khác cũng gọi là hành động phi pháp.

Thông thường trong những trường hợp này quyền lợi của người được bảo hiểm đã bị ảnh hưởng, cho nên giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm có thỏa thuận bồi thường những tổn thất do hành động phi pháp hay lỗi của chủ tàu và đại lí của họ gây ra.

Ở đây có điểm cần lưu ý là muốn qui một tổn thất là do một rủi ro được bảo hiểm gây ra thì ta phải chứng minh rủi ro đó là một nguyên nhân trực tiếp của tổn thất. Nhưng đối với rủi ro là hành động phi pháp thì có vẻ được nới rộng hơn. Nó không nhất thiết phải là nguyên nhân trực tiếp của tổn thất mà chỉ cần là nguyên nhân phối hợp thì bảo hiểm vẫn có thể chiu trách nhiệm. (Theo Giáo trình Vận tải quốc tế và Bảo hiểm vận tải quốc tế, NXB Văn hóa Sài Gòn)

Tham khảo:   Công ước HS (Harmonized system) là gì? Công ước HS đối với các nước đang phát triển

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo