24. Kinh doanh thương mại

Bảo hành (Warranty) trong hợp đồng thương mại là gì?

Hình minh họa (Nguồn: istock)

Bảo hành (Warranty)

Bảo hành – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi từ Warranty.

Bảo hành là sự cam kết của người bán nhằm bảo đảm về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Trong thời hạn bảo hành, nếu người mua phát hiện những khuyết tật của hàng hóa thì người bán phải có trách nhiệm giải quyết. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Nội dung cơ bản cần thỏa thuận về bảo hành 

Trong điều khoản bảo hành, những nội dung cơ bản cần thoải thuận bao gồm: phạm vi, thời hạn bảo hành và trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành hàng hóa.

Phạm vi bảo hành

Vì chất lượng hàng hóa phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố, do đó, phạm vi mà người bán bảo hành phụ thuộc chủ yếu vào tính chất đặc thù của hàng hóa và các điều kiện kĩ thuậ của hợp đồng, chứ không bảo hành tất cả các chỉ tiêu về chất lượng hàng hóa.

Đối với những hàng hóa công nghiệp tiêu dùng đã được chuẩn hóa như máy giặt, xe máy, tivi,… thì điều khoản bảo hành thường chỉ là “bảo đảm khả năng hoạt động bình thường của hàng hóa”. 

Tuy nhiên, đối với máy móc và thiết bị tiêu chuẩn hóa, điều khoản bảo hành là bảo đảm chất lượng phải phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật đã được ban hành và bảo đảm khả năng hoạt động bình thường của máy móc, thiết bị đã bán.

Tham khảo:   Điều kiện Giao hàng tại cầu cảng (Delivered Ex Quay - DEQ) là gì?

Đối với thiết bị toàn bộ, tàu biển hoặc các thiết bị phức tạp khác, thì phạm vi bảo hành còn cao hơn, bởi vì, ngoài khả năng hoạt động bình thường, việc bảo hành còn bao gồm cả tính hiện đại, tính kinh tế, duy trì được công suất thiết kế của công trình, thiết bị.

Thời hạn bảo hành

Ngày nay việc mua bán hàng hóa ngày càng được tiêu chuẩn hóa, tùy theo chủng loại hàng mà thời hạn bảo hành cũng được người bán tiêu chuẩn hóa, khi mua bán không cần thỏa thuận.

Tuy nhiên, đối với những sản phẩm mới, sản phẩm đơn chiếc, sản phẩm phức tạp về kĩ thuật… các bên có thể thỏa thuận cụ thể về thời hạn bảo hành. Nếu trong quan hệ mua bán, lợi thế thuộc về người mua thì thời hạn này có thể được kéo dài.

Thời hạn bảo hành thường được tính từ ngày người bán giao hàng cho người mua và có thể là một khoảng thời gian nhất định hoặc thời gian mà thiết bị làm ra một lượng sản phẩm nhất định.

Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành

Nếu trong thời hạn bảo hành mà thiết bị, máy móc bị hỏng hoặc không đúng như qui định của hợp đồng, thì người bán phải chịu chi phí và trách nhiệm khắc phục khuyết tật của hàng hóa, hoặc thay thế hàng đã giao bằng hàng hóa mới có chất lượng tốt và giao không chậm trễ tại địa điểm đã thỏa thuận trước.

Tham khảo:   Bản lược khai hàng hoá đối với phương tiện vận tải (Cargo manifest) là gì? Các nội dung

Tuy nhiên, trước khi khắc phục và bồi thường, bên bán được quyền xác minh lí do tại sao thiết bị máy móc bị hỏng, người mua hoặc người sử dụng có lỗi không? Nếu có lỗi thì người bán sẽ được miễn trách nhiệm.

Nếu người bán không kịp thời khắc phục khuyết tật hàng hóa, người mua có thể tự khắc phục với phí tổn do người bán chịu. Nếu các bên không thể khắc phục được, thì người mua có quyền từ chối nhận hàng hoặc có quyền đòi người bán phải cung cấp hàng mới thay thế, hoặc yêu cầu người bán giảm giá hàng hóa thích hợp.

Trong điều khoản bảo hành, thường có qui định về những trường hợp không được bảo hành như: phụ tùng thay thế hoặc thiết bị chóng hao mòn sự hao mòn tự nhiên của thiết bị, những thiệt hại phát sinh do bên mua gây ra như: lắp ráp không đầy đủ hoặc không đúng theo chỉ định hướng dẫn của người bán, bảo quản không cẩn thận, sử dụng quá tải, những đổ vỡ và thiệt hại phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hóa… (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo