24. Kinh doanh thương mại

Hành lang xanh (Green Lane) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Vinamas)

Hành lang xanh

Khái niệm

Hành lang xanh hay Làn Xanh/ Luồng Xanh/ Tuyến Xanh trong tiếng Anh gọi là: Green Lane.

Hành lang Xanh là làn dành riêng cho hàng hoá được hưởng ưu đãi CEPT tại các điểm hải quan cửa khẩu. Hàng hoá đi qua Làn Xanh sẽ được xử lí thông quan với thời gian nhanh hơn, thủ tục đơn giản hơn. 

Tại Việt Nam, từ 1/1/2001, hàng hoá ASEAN đi qua Làn Xanh được tính thuế nhập khẩu căn cứ theo giá chủ hàng khai báo, không áp dụng bảng giá tối thiểu như trước đây. Điều này sẽ giúp đơn giản hoá thủ tục và tránh phiền hà cho doanh nghiệp. 

Nguồn gốc ra đời “Làn xanh”

Làn Xanh bắt đầu đi vào thực hiện tại các nước ASEAN từ đầu năm 1996. Chữ “Xanh” ở đây hàm nghĩa thuận lợi, nhanh chóng. Có thể liên hệ với “đèn xanh – đèn đỏ” để thấy tại sao người ta lại gọi là “Làn Xanh”. 

Chứng minh hàng hoá đủ điều kiện để hưởng thuế suất ưu đãi CEPT với nước nhập khẩu

Nếu muốn hàng hoá của mình được hưởng thuế suất ưu đãi CEPT tại nước nhập khẩu, doanh nghiệp phải đến cơ quan có thẩm quyền để xin Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D). Đây là loại giấy chứng nhận xuất xứ dành riêng cho hàng hoá được hưởng ưu đãi CEPT trong ASEAN. 

Tham khảo:   Mạng quản lí là gì? Đặc điểm và công cụ thiết lập

Tại Việt Nam, cơ quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D) là Bộ Thương mại thông qua các Phòng cấp giấy phép đặt tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ và các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền như các ban quản lí khu chế xuất, khu công nghiệp. 

Nên nhớ rằng để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D), phải đảm bảo rằng hàng hoá của mình có ít nhất 40% hàm lượng ASEAN. 

Chứng minh hàng hoá do doanh nghiệp nhập khẩu từ một nước ASEAN về có đủ điều kiện để hưởng thuế suất ưu đãi CEPT với hải quan 

Tương tự như trên, khi nhập khẩu một mặt hàng từ các nước ASEAN mà mặt hàng đó đủ điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi CEPT, doanh nghiệp Việt Nam cần yêu cầu nhà xuất khẩu ASEAN cung cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D) do cơ quan có thẩm quyền của nước họ cấp và xuất trình Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D) này khi làm thủ tục hải quan. 

 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D) của các nước thành viên ASEAN khác như sau: 

Tham khảo:   Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) là gì? Các chỉ trích về kinh tế chia sẻ

– Tại Brunei là Bộ Công nghiệp và Tài nguyên; 

Tại Cam-pu-chia là Bộ Thương mại; 

Tại Indonesia là Bộ Thương mại và Công nghiệp;

Tại Lào là Bộ Thương mại; 

Tại Malaysia là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp; 

Tại Myanmar là Bộ Thương mại; 

Tại Philippines là Bộ Tài chính; 

Tại Singapore là Cục Phát triển Thương mại; 

Tại Thái Lan là Bộ Thương mại.

(Tài liệu tham khảo: Hỏi đáp về Hợp tác Kinh tế ASEAN, Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo