20. Kinh tế học

Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn là gì? Thiệt hại

Hình minh hoạ (Nguồn: flipkart)

Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Khái niệm

Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn tạm dịch sang tiếng Anh là Misleading instructions.

Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lí… làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

Việc nhầm lẫn ở đây không chỉ là nhầm lẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ cung cấp, về chỉ dẫn thương mại của hàng hoá mà còn tạo ra sự nhầm lẫn với hàng hoá, dịch vụ với thương nhân khác.

Mục đích

Mục đích của chủ thể kinh doanh đưa ra chỉ dẫn gây nhầm lẫn ở đây chính là thông qua sự nhầm lẫn của khách hàng để họ có thể chấp nhận hàng hoá hoặc dịch vụ mà trong sự nhận thức thông thường thì họ không chấp nhận hàng hoá, dịch vụ như vậy.

Thiệt hại

Điều này có thể làm thiệt hại không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với các chủ thể kinh doanh khác cùng loại hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự.

Tham khảo:   Phương pháp chỉ số (Index method) là gì? Đặc điểm và vai trò

Biểu hiện bên ngoài của việc chỉ dẫn gây nhầm lẫn thông qua nhiều cách thức khác nhau, nhưng tựu trung lại, chúng đều làm cho khách hàng cũng như người tiêu dùng nhận thức không đúng về hàng hoá, dịch vụ.

Mức độ cao nhất của chỉ dẫn gây nhầm lẫn là sản xuất và phân phối giả. Do tính chất và mức độ nguy hại của việc sản xuất và phân phối hàng giả, hành vi này không chỉ bị xử lí theo pháp luật cạnh tranh mà còn có thể bị xử lí theo pháp luật hình sự.

Sự nguy hại cho khách hàng, người tiêu dùng trong trường hợp này có thể thấy khi họ sử dụng hàng hoá giả mạo thuộc các nhóm hàng hoá nhạy cảm như dược phẩm, thực phẩm, linh kiện máy móc đòi hỏi trình độ công nghệ cao…

Mặt khác, sản xuất và cung cấp hàng hoá có chỉ dẫn gây nhầm lẫn còn vi phạm cả đối tượng được bảo vệ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lí của hàng hoá.

Tuy nhiên, các đối tượng đó phải là hợp pháp, có nghĩa là đã được đăng kí vào bảo hộ theo qui định của pháp luật hoặc đã được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp đối tượng đó (đối với tên thương mại). 

Tham khảo:   Vốn hiện vật (Physical capital) trong kinh tế vi mô là gì?

Như vậy, việc qui kết một hàng hoá dịch vụ chỉ dẫn gây nhầm lẫn chỉ đặt ra khi nó xâm phạm vào lợi ích liên quan đến sản phẩm cụ thể đã được đăng kí bảo hộ hoặc tồn tại trên thực tế được pháp luật thừa nhận.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo