22. Quản trị kinh doanh

Hành vi công dân tổ chức (Organizational Citizenship Behavior – OCB) là gì?

Hành vi công dân tổ chức (Organizational Citizenship Behavior - OCB) là gì? - Ảnh 1.

Hình minh họa (Nguồn: Seta Wicaksana)

Hành vi công dân tổ chức

Khái niệm

Hành vi công dân tổ chức trong tiếng Anh gọi là: Organizational Citizenship Behavior – OCB.

Hành vi công dân tổ chức OCB là hành vi mang tính cá nhân, tự nguyện, không trực tiếp hoặc rõ ràng được công nhận bởi hệ thống khen thưởng của tổ chức nhưng điều này lại thúc đẩy hoạt động hiệu quả của tổ chức. Các đặc điểm này bao gồm: hợp tác, hữu ích và thiện chí.

Hành vi công dân trong tổ chức được Dennis Organ và các cộng sự (Smith, Organ, & Near, 1983) định nghĩa thành “hành vi công dân trong tổ chức (Organizational commitment behavior – OCB)” – đây được xem là nghiên cứu đầu tiên về hành vi công dân trong tổ chức trên thế giới.

Năm 1988, Organ một lần nữa đã làm rõ lại bản chất của OCB đó là một hành vi mang tính cá nhân, tự nguyện, không được thừa nhận một cách trực tiếp hoặc rõ ràng trong các hoạt động khen thưởng thông thường nhưng lại có tác dụng thúc đẩy các hoạt động hiệu quả của tổ chức.

Hành vi này không xuất phát từ yêu cầu mệnh lệnh, đặc điểm của công việc hay sự thỏa thuận trong công việc.

Tham khảo:   Tổng quĩ lương của doanh nghiệp (Total Payroll) là gì? Phân loại

Hành vi và thành phần

Mô hình của Organ (1988) đã tổng hợp nghiên cứu và đưa ra OCB có:

+ 7 loại hành vi, bao gồm: Hành vi tận tình, hành vi tuân thủ qui định, hành vi cao thượng, hành vi phẩm hạnh nhân viên và hành vi lịch thiệp, hành vi trung thành và hành vi phát triển bản thân;

+ 5 thành phần, bao gồm: Tận tình, lương tâm, cao thượng, lịch thiệp và phẩm hạnh nhân viên;

Trong một tổ chức, đặc tính tiểu sử cá nhân của từng người bao gồm thâm niên làm việc, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và vị trí công việc. Những đặc tính này thường khách quan và dễ dàng thu thập thông qua lí lịch của nhân viên tại công ty.

Vai trò của OCB đối với tổ chức

+ Ảnh hưởng của OCB đối với tổ chức thể hiện ở kết quả sản xuất, kinh doanh tại đó. Đối với nhân viên mới vào tổ chức làm việc, sự hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước sẽ giúp họ nhanh chóng làm quen với môi trường mới, đồng thời nâng cao khả năng làm việc của mỗi người.

Tham khảo:   Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

+ Khi người lao động làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc hằng ngày của mình, thân thiện và vui vẻ với đồng nghiệp xung quanh sẽ làm cho môi trường làm việc trở nên gắn kết và thoải mái hơn.

+ OCB là hành vi cá nhân của người lao động, tuy nhiên lại ảnh hưởng trực tiếp đến cấp quản lí, đồng thời tiết kiệm nguồn nhân lực cho tổ chức.

(Tài liệu tham khảo: Ảnh hưởng của hành vi công dân trong tổ chức (OCB) tới kết quả làm việc của người lao động tại Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long, Trần Quốc Bình, Tạp chí Công thương, )

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo