24. Kinh doanh thương mại

Hiệp định về các biện pháp tự vệ (Agreement on Safeguards – ASG) là gì?

Hiệp định về các biện pháp tự vệ (Agreement on Safeguards – ASG) (Nguồn: IC Photos)

Hiệp định về các biện pháp tự vệ (Agreement on Safeguards – ASG)

Hiệp định về các biện pháp tự vệ – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Agreement on Safeguards, viết tắt là ASG.

Trước đây, các biện pháp tự vệ được qui định bởi GATT-1947, nhưng từ sau năm 1994, vấn đề này được xây dựng thành Hiệp định về các biện pháp tự vệ, hay còn gọi là hiệp định ASG mà tất cả các nước thành viên của WTO phải tham gia.

Hiệp định ASG cho phép một nước thành viên WTO có thể tạm thời hạn chế nhập khẩu một sản phẩm nếu việc gia tăng nhập khẩu sản phẩm này gây ra hay đe dọa gây ra thiệt hại cho việc sản xuất mặt hàng tương tự tại nước nhập khẩu đó. (Theo World Trade Organization – WTO

Hiệp định ASG qui định các biện pháp tự vệ không được mang tính phân biệt đối xử, tức là không được sử dụng để đánh vào hàng xuất khẩu của một nước cụ thể nào.

Nội dung Hiệp định ASG

Khi các ngành sản xuất hay các doanh nghiệp trong nước nhận thấy việc sản xuất trong nước có khả năng bị thiệt hại nghiêm trọng, thì họ có quyền yêu cầu chính phủ nước mình phải áp dụng các biện pháp tự vệ.

Tham khảo:   Giá đánh giá (Evaluated Price) là gì? Các tiêu chí xác định giá đánh giá

Tuy nhiên, nước nhập khẩu phải thông báo công khai thời điểm điều tra và đưa ra được những bằng chứng chứng minh được mức độ thiệt hại nghiêm trọng do việc nhập khẩu gây ra. Ủy ban tự vệ của WTO sẽ giám sát việc triển khai hiệp định ASG cũng như sự tôn trọng cam kết của các nước thành viên.

Khi quả thật có thiệt hại nghiêm trọng do việc nhập khẩu gây ra, các nước nhập khẩu khuyến khích các nước xuất khẩu tự nguyện hạn chế việc xuất khẩu của họ hoặc chấp nhận việc phân chia thị trường khác. 

Hiệp định ASG đưa ra điều khoản “hết hạn” là để hạn chế thời hạn nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp tự vệ để họ ngăn ngừa và giải quyết thiệt hại nghiêm trọng. 

Nói chung, một biện pháp tự vệ không được vượt quá 4 năm. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ có thể kéo dài tới tám năm nếu nước nhập khẩu chứng minh được rằng ngành sản xuất trong nước đang trong giai đoạn điều chỉnh cơ cấu.

Trong trường hợp hạn ngạch được sử dụng, thì biện pháp tự vệ này không được làm giảm lượng nhập khẩu dưới mức trung bình của ba năm tiêu biểu gần nhất 

Tham khảo:   Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam là gì? Phạm vi hoạt động

Khi các biện pháp tự vệ được sử dụng, các nước xuất khẩu có quyền yêu cầu các nước nhập khẩu bồi thường. Nếu các bên không đi đến thỏa thuận thì nước xuất khẩu có thể áp dụng biện pháp trả đũa ở mức tương đương.

Còn trong trường hợp biện pháp tự vệ được áp dụng phù hợp với Hiệp định ASG, thì nước xuất khẩu phải đợi tối thiểu là ba năm mới được áp dụng các biện pháp trả đũa. (Theo Giáo trình Tổ chức thương mại Thế giới, NXB Chính trị Quốc gia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo