20. Kinh tế học

Hiệu ứng lan tỏa (Spillover effects) là gì? Nội dung về Hiệu ứng lan tỏa

Hình minh họa

Hiệu ứng lan tỏa (Spillover effects)

Khái niệm

Hiệu ứng lan tỏa trong tiếng Anh là Spillover effects.

Hiệu ứng lan tỏa đề cập đến các sự kiện không lường trước tại một quốc gia lại gây ảnh hưởng đối với nền kinh tế của các quốc gia khác. Mặc dù có những hiệu ứng lan tỏa mang nghĩa tích cực, tuy nhiên thuật ngữ này lại được sử dụng phổ biến ở nghĩa tiêu cực của một sự kiện trong nước đối với các khu vực khác trên thế giới như động đất, khủng hoảng thị trường chứng khoán hoặc các sự kiện vĩ mô khác.

Nội dung về Hiệu ứng lan tỏa

Hiệu ứng lan tỏa là một loại hiệu ứng mạng, nó ngày càng phổ biến khi toàn cầu hóa trong thị trường thương mại và chứng khoán ngày càng làm sâu sắc thêm sự giao thương tài chính giữa các nền kinh tế.

Mối quan hệ thương mại Canada – Hoa Kỳ là một ví dụ về hiệu ứng lan tỏa. Điều này là do Hoa Kỳ là thị trường chính của Canada với biên độ rộng trên hầu hết các lĩnh vực định hướng xuất khẩu. Sự phát triển chậm lại với tỉ lệ nhỏ ở Hoa Kỳ được cho là do sự phụ thuộc của Canada vào thị trường Hoa Kỳ cho sự tăng trưởng của nước này.

Tham khảo:   Học thuyết cận biên (Marginalism) là gì? Hiểu về học thuyết cận biên

Ví dụ, nếu chi tiêu tiêu dùng ở Hoa Kỳ giảm thì sẽ có hiệu ứng lan tỏa cho các nền kinh tế phụ thuộc vào Hoa Kỳ với tư cách là thị trường xuất khẩu lớn. Nền kinh tế càng lớn thì hiệu ứng lan tỏa càng thể hiện rõ. Vì Hoa Kỳ là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, các quốc gia và thị trường có thể dễ dàng bị lung lay do thị trường trong nước bị đảo lộn.

Kể từ năm 2009, Trung Quốc đã nổi lên như là một nguồn lớn của hiệu ứng lan tỏa. Điều này là do các nhà sản xuất Trung Quốc đã thúc đẩy phần lớn sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa toàn cầu kể từ năm 2000. Với việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ, số lượng các quốc gia gặp phải hiệu ứng lan tỏa từ sự suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc là rất đáng kể.

Khi nền kinh tế Trung Quốc trải qua thời kì suy thoái, nó tác động rõ rệt đến thương mại toàn cầu về kim loại, năng lượng, ngũ cốc và nhiều mặt hàng khác. Điều này gây nên sự tổn thương về kinh tế trên khắp thế giới, mặc dù sự việc này nghiêm trọng nhất là ở Đông Âu, Trung Đông và Châu Phi, vì các khu vực này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc với tỉ lệ doanh thu lớn hơn.

Tham khảo:   Thị trường tài chính thứ cấp (Secondary financial market) là gì? Chức năng

Một số quốc gia như Bắc Triều Tiên được cho là sẽ ít bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng lan tỏa từ Trung Quốc do chủ trương chính sách hạn chế giao thương thì hiện tại đã bắt đầu bị tác động ít nhiều.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo