22. Quản trị kinh doanh

Hoạch định chiến lược (Strategic planning) là gì? Khó khăn trong hoạch định

Hình minh hoạ (Nguồn: csi-online)

Hoạch định chiến lược

Khái niệm

Hoạch định chiến lược trong tiếng Anh được gọi là strategic planning.

Đôi khi giai đoạn hoạch định chiến lược của quản trị chiến lược còn được gọi là “lập kế hoạch chiến lược“.

Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện của công ty, tổ chức những nghiên cứu để chỉ ra những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dài hạn, lựa chọn trong số những chiến lược thay thế. 

Hoạt động nghiên cứu

Các hoạt động nghiên cứu bao gồm cả việc thu nhập thông tin về lĩnh vực và thị trường hiện tại của công ty. Quá trình này còn có một tên gọi là “kiểm soát môi trường”. 

Về phía doanh nghiệp, các nghiên cứu được tổ chức để chỉ ra những điểm mạnh và yếu điểm chính trong các lĩnh vực chức năng của công ty. Có rất nhiều cách để xác định các nhân tố bên trong doanh nghiệp như tính các tiêu chí đánh giá mức độ trung bình trong ngành. 

Nhiều nhân tố bên trong như tinh thần làm việc của người lao động, hiệu quả của quá trình sản xuất, tính hiệu quả của hoạt động quảng cáo và mức độ trung thành của khách hàng.

Có vô vàn các kỹ năng trong quản trị chiến lược cho phép các nhà chiến lược có thể kết hợp trực giác với những phân tích để sản sinh và lựa chọn ra chiến lược hợp lí nhất trong tập hợp các chiến lược có thể sử dụng được.

Tham khảo:   Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là gì? Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên

Khó khăn 

Một thực tế là mọi doanh nghiệp đều có chung một sự hạn chế, đó là sự hạn chế về nguồn lực. Các nhà chiến lược buộc phải lựa chọn chiến lược nào đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. 

Các quyết định trong giai đoạn hoạch định chiến lược đề ra cho doanh nghiệp sự tập trung vào các sản phẩm cụ thể. Các thị trưởng, nguồn lực và công nghệ trong suốt một khoảng thời gian định rõ. 

Các chiến lược chỉ ra những lợi thế trong cạnh tranh dài hạn. Nó cũng có mục tiêu kéo dài những ảnh hưởng tốt cho công ty. 

Những nhà chiến lược hiểu rõ nhất viễn cảnh về tương lai của công ty, vì thế họ có thể hiểu được những quyết định phân tích trong quá trình hoạch định, và họ được ủy quyền trong việc điều chuyển những nguồn lực cần thiết trong quá trình thực thi.

Các bước hoạch định

Trong quá trình hoạch định chiến lược, việc định ra một cách rõ ràng nhiệm vụ của doanh nghiệp được sự quan tâm chú ý của không chỉ các nhà hoạch định cấp cao mà còn là sự quan tâm của những người thực hiện. 

Tham khảo:   Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào (Cellular Layout) là gì? Ưu và nhược điểm

Một mục tiêu rõ ràng là rất có ích cho việc đề ra những mục tiêu cũng như hoạch định chiến lược. Giai đoạn hoạch định chiến lược được tiến hành qua các bước công việc sau:

– Bước 1: Chức năng nhiệm vụ

Chỉ ra vai trò, bản chất và nội dung cơ bản của doanh nghiệp.

– Bước 2: Đánh giá môi trường bên ngoài

Chỉ ra vai trò, bản chất của việc định giá môi trường bên ngoài nội dung và các công cụ đánh giá.

– Bước 3: Đánh giá môi trường nội bộ

Bản chất của đánh giá nội bộ, công tác đánh giá các mặt hoạt động chính của công ty.

– Bước 4: Phân tích và lựa chọn chiến lược

Sử dụng các mô hình kết hợp đánh giá định tính và định lượng chọn ra một mô hình chiến lược hợp lí cho công ty.

(Tài liệu tham khảo: Đại cương về quản trị chiến lược, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo