20. Kinh tế học

Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis) là gì?

EAYh1m1UwAAT2Rt

Hình minh họa. Nguồn: huffpost.com

Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis)

Khái niệm

Khủng hoảng tiền tệ trong tiếng Anh là Currency Crisis.

Khủng hoảng tiền tệ là sự sụt giảm mạnh về giá trị đồng tiền của một quốc gia. Sự suy giảm giá trị này ảnh hưởng tiêu cực đến một nền kinh tế bằng cách tạo ra sự bất ổn trong tỉ giá hối đoái, nghĩa là một đơn vị tiền tệ nhất định không còn mua được nhiều một loại tiền tệ khác so với trước đây.

Biểu hiện của khủng hoảng tiền tệ

Một cuộc khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như siêu lạm phát, thường là kết quả của một nền kinh tế kém chất lượng. Nói cách khác, một cuộc khủng hoảng tiền tệ thường là triệu chứng và không phải là căn bệnh của tình trạng bất ổn kinh tế.

Khi một làn sóng bán bắt đầu, các nhà đầu tư và người vay phải ngay lập tức bán danh mục đầu tư của họ để tránh mất vốn quá mức. Việc bán như vậy sẽ làm tăng áp lực bán đối với tiền tệ. Chính sự bán tháo của các nhà đầu cơ tạo ra sự biến động quá mức của tỉ giá.

Dấu hiệu của khủng hoảng tiền tệ

Bởi vì hầu hết các giai đoạn khủng hoảng đã không được dự đoán đầy đủ, các nhà kinh tế tại IMF và các ngân hàng đầu tư đã dành nhiều thời gian để phát triển các hệ thống cảnh báo sớm để giúp các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư chuẩn bị tốt hơn khi khủng hoảng đến gần.

Tham khảo:   Vùng nông nghiệp công nghệ cao là gì? Đặc điểm và hạn chế

Một trong những vấn đề trong việc phát triển hệ thống cảnh báo sớm là quan điểm về nguyên nhân của khủng hoảng tiền tệ rất khác nhau. Một trường phái cho rằng khủng hoảng tiền tệ xảy ra do các yếu kém trong nền kinh tế, trong khi trường thứ hai cho rằng khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra một cách bất ngờ, không có dấu hiệu về sự suy yếu.

IMF đã thực hiện một nghiên cứu phân tích hành vi của 10 biến số kinh tế vĩ mô quan trọng trong khoảng thời gian khủng hoảng tiền tệ ở 50 quốc gia trong giai đoạn 1975 – 1997. Mặc dù hành vi của các biến này thường khác nhau qua các giai đoạn khủng hoảng nhưng nghiên cứu đã chỉ ra được một số dấu hiệu sau:

– Trong giai đoạn dẫn đến khủng hoảng, tỉ giá hối đoái thực tế cao hơn đáng kể so với mức trung bình trong giai đoạn ổn định.

Cán cân thương mại cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa trong thời kì tiền khủng hoảng và ổn định.

Dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm mạnh khi khủng hoảng đến gần.

Tham khảo:   Công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries) là gì? Phân loại và vai trò

– Điều khoản thương mại có sự suy giảm trong những tháng tiền khủng hoảng.

Lạm phát có xu hướng cao hơn đáng kể trong thời kì tiền khủng hoảng so với thời kì ổn định.

Tỉ lệ M2, thước đo cung tiền, dự trữ ngân hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn 24 tháng tiền khủng hoảng và sau đó giảm mạnh trong những tháng ngay sau khủng hoảng.

Tăng trưởng về cung tiền (Broad money) danh nghĩa và thực tế có xu hướng tăng mạnh trong hai năm trước khi khủng hoảng tiền tệ, đạt đỉnh vào khoảng 18 tháng trước khi khủng hoảng xảy ra.

– Tăng trưởng tín dụng tư nhân danh nghĩa cũng có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn tiền khủng hoảng.

– Khủng hoảng tiền tệ thường xảy ra bởi bong bóng tài sản tài chính.

– Hoạt động kinh tế trên thực tế cho thấy không có mô hình đặc trưng nào dẫn đến cuộc khủng hoảng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Economics for Investment Decision Makers, CFA Institute)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo