20. Kinh tế học

Kinh tế vườn (Gardening economy) là gì? Phân loại và vai trò

100633_sunflowers

Hình minh hoạ (Nguồn: icma)

Kinh tế vườn

Khái niệm

Kinh tế vườn trong tiếng Anh được gọi là Gardening economy.

Kinh tế vườn là một bộ phận cấu thành hữu cơ của kinh tế nông nghiệp, là một phần kinh tế được tách ra từ ngành trồng trọt. 

Đó là một ngành sản xuất độc lập, một phương thức kinh doanh riêng, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Nhưng hoạt động chủ yếu của người nông dân là trồng cây ăn quả. 

Phân loại

Căn cứ vào chức năng, cấu trúc, qui mô và hiệu quả kinh tế có thể chia kinh tế vườn thành những loại như sau:

Thứ nhất là vườn nhà chủ yếu trồng cây được thâm canh bằng lao động của hộ gia đình mục đích là chắn gió, che mát, làm cảnh, cung cấp thức ăn, dược liệu…

Thứ hai là vườn đồi được trồng trên đồi theo phương thức bán tự nhiên, chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, chè, tiêu…

Thứ ba là vườn rừng chủ yếu canh tác theo phương thức canh tác tự nhiên.

Thứ tư là vườn chủ yếu trồng các loại cây rau thiết yếu hàng ngày được trồng rải rác khắp nơi. 

Thứ năm là vườn tạp chủ yếu là tạp chủng về giống đủ các loại cây, có cây gì trồng cây ấy, có bao nhiêu thu hoạch bấy nhiêu, nên hiệu quả kinh tế kém.

Thứ sáu là vườn chuyên canh trong vườn chỉ có một loại cây nhất định, sản xuất theo hướng chuyên môn hoá nên năng xuất và hiệu quả rất cao so với vườn tạp, vườn nhà.

Tham khảo:   Lí thuyết thị trường có thể cạnh tranh (Contestable Market Theory) là gì?

Thứ bảy là vườn ươm chủ yếu sản xuất theo qui trình công nghệ hiện đại và thuật tiến bộ.

Thứ tám là vườn du lịch chủ yếu là cây ăn quả, cây cảnh để kinh doanh du lịch.

Vai trò

Vai trò quan trọng của kinh tế vườn đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng như sau:

Thứ nhất, vai trò của kinh tế vườn trong việc sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động, tăng thu nhập cho người lao động.

Trong các loại hình sản suất nông nghiệp, kinh tế vườn là hình thức sản xuất kết hợp tốt nhất vì có đất có lao động là có của cải đất càng rộng thì của cải càng nhiều. 

Nếu nhìn vào cấu trúc vườn, nó được bố trí theo dài, rộng trên một diện tích nhất định, nhưng vườn có khả năng chuyển tải thường xuyên một hệ thống cây con mà đất lúa, đất công nghiệp chưa có khả năng to lớn như vậy. 

Bởi vì nhìn vào góc độ các loại vườn có thể nhận thấy được về sự tận dụng nguồn lao động và sử dụng đất một cách hợp nhất.

Thứ hai, kinh tế vườn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng và toàn diện. Bởi vì, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao giờ cũng gắn liền với sự vận động phát triển nền kinh tế nông nghiệp

Tham khảo:   Cơ quan quản lí người tiêu dùng và thị trường Hà Lan (ACM) là gì?

Thứ ba, kinh tế vườn làm tăng sản lượng phẩm cho xã hội, đặc biệt làm tăng sản phẩm xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 

Bởi vì, cấu trúc của vườn rất đa dạng về loài thực vật và động vật, riêng khu vực kinh tế vườn đã có 150 loại cây và con, tạo ra hàng trăm loại sản phẩm khác nhau, con ong cho ta mật, nhộng, phấn hoa, cây cho ta lá, hoa, trái, hạt,….

Thứ tư, kinh tế vườn góp phần bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp sinh thái, tạo điều kiện phát triển ngành du lịch. Bởi vì nó đảm bảo cho môi trường ổn định, cân bằng sinh thái, là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững.

Thứ năm, kinh tế vườn với việc xây dựng, cũng cố và phát triển nông thôn. Bởi vì, hoạt động kinh tế vườn diễn ra chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn được sự trợ lực của kinh tế vườn trên nhiều mặt.

(Tài liệu tham khảo: Vai trò của kinh tế vườn trong việc phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam,  Nguyễn Thị Hóa, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo