22. Quản trị kinh doanh

Lãnh đạo phục vụ (Servant Leadership) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: basecdn.net

Lãnh đạo phục vụ

Khái niệm

Lãnh đạo phục vụ trong tiếng Anh là Servant Leadership.

Lãnh đạo phục vụ là một triết lí lãnh đạo trong đó một cá nhân tương tác với những người khác – dù là trong mối quan hệ quản lí hay là đồng nghiệp – với mục đích đạt được uy tín hơn là quyền lực. Hệ thống này thể hiện một cấu trúc tổ chức phi tập trung.

Người lãnh đạo theo triết lí lãnh đạo phục vụ nhắm tới việc giúp đỡ cấp dưới và giúp họ phát triển, thực hiện tốt công việc. Triết lí này cũng yêu cầu người lãnh đạo phải biết thể hiện sự đồng cảm, sẵn sàng lắng nghe, biết chèo lái công việc và tận tâm giúp người khác tiến bộ hơn.

Nội dung của lãnh đạo phục vụ

Triết lí lãnh đạo phục vụ nhắm tới việc chuyển mối quan hệ giữa nhà quản lí và nhân viên từ “hoạt động kiểm soát” đơn thuần thành “hỗ trợ” và giúp đỡ lẫn nhau. 

Thuật ngữ “lãnh đạo phục vụ” được đặt ra bởi Robert Greenleaf, một nhà nghiên cứu thế kỉ 20 hoài nghi về phong cách lãnh đạo truyền thống tập trung vào các mối quan hệ độc đoán giữa chủ lao động và nhân viên.

Theo quan sát của Greenleaf, khi đối mặt với các tình huống cần giải quyết, trước tiên người lãnh đạo phục vụ sẽ nhìn nhận và tiếp cận vấn đề theo quan điểm của người phục vụ, tìm cách giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu của nhân viên và tổ chức.

Tham khảo:   Thuyết kì vọng (Expectancy theory) của Victor Vroom

Ưu tiên hàng đầu của người lãnh đạo phục vụ là giải quyết các mong muốn và yêu cầu của người khác, còn việc lãnh đạo chỉ là mục tiêu thứ hai.

Điều này trái ngược với quan điểm ưu tiên lãnh đạo; trong đó nhà quản lí cố gắng giành quyền kiểm soát nhanh chóng do bị thúc đẩy bởi khả năng thu được quyền lực hoặc lợi ích vật chất.

Theo triết lí lãnh đạo phục vụ, việc chỉ dẫn và giúp đỡ các nhân viên dưới quyền phát triển, hoặc đáp ứng nhu cầu của đối tác và khách hàng phải được ưu tiên hơn việc thăng tiến của bản thân.

Ngay cả khi đạt được vị trí cao trong công ty, nhà lãnh đạo phục vụ thường khuyến khích cấp dưới của mình ưu tiên phục vụ người khác hơn là tập trung vào lợi ích cá nhân. Một người lãnh đạo phục vụ có thể chia sẻ quyền lực với người khác; giúp đỡ và hỗ trợ người khác trưởng thành và phát triển.

Điều này có thể bao gồm việc chú ý lắng nghe cấp dưới để hiểu rõ hơn nhu cầu của họ, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi nhà lãnh đạo phải đảm bảo chính mình và cấp dưới sẽ chịu trách nhiệm cho những lời nói và hành động của bản thân.

Tham khảo:   Trải nghiệm nhân viên (Employee Experience) là gì? Tầm quan trọng của trải nghiệm nhân viên

Ví dụ về lãnh đạo phục vụ

Đầu tiên, người lãnh đạo phục vụ phải xét xem làm thế nào mình có thể giúp ích cho người khác. Ví dụ, một nhà lãnh đạo phục vụ có thể sẽ tìm cách giúp những nhân viên bị đánh giá thấp được nhìn nhận đúng mức, trước khi tìm cách để bản thân mình thăng tiến.

Điều này có thể xuất hiện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, ví dụ, khi các bác sĩ y khoa làm việc để mang lại lợi ích cho bệnh nhân; và hỗ trợ đồng nghiệp của họ để cung cấp các dịch vụ y tế và chăm sóc bệnh nhân. 

Trong thế giới kinh doanh, nhà lãnh đạo phục vụ nỗ lực để nhân viên, khách hàng và mọi đối tượng hữu quan khác đạt được lợi ích.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo