20. Kinh tế học

Lí thuyết triển vọng (Prospect Theory) là gì? Ví dụ về lí thuyết triển vọng trong đầu tư

Lí thuyết triển vọng

Khái niệm

Lí thuyết triển vọng trong tiếng Anh là Prospect Theory hay còn gọi là Loss-aversion Theory.

Lí thuyết triển vọng giả định rằng tổn thất và lợi nhuận được đánh giá khác nhau, và do đó, các cá nhân đưa ra quyết định dựa trên những gì họ nhận thức được về lợi ích thay vi tổn thất.

Nội dung chính của lí thuyết này là một cá nhân đứng trước hai lựa chọn bằng nhau, thì họ sẽ chọn phương án được trình bày về lợi ích tiềm năng thay cho lựa chọn được trình bày theo hướng tổn thất có thể xảy ra.

Lí thuyết triển vọng thuộc về kinh tế hành vi, mô tả cách các cá nhân đưa ra lựa chọn giữa các phương án xác suất có rủi ro liên quan và xác suất của các kết quả khác nhau chưa được biết. Lí thuyết này được công bố vào năm 1979 và được phát triển thêm vào bởi Amos Tversky và Daniel Kahneman, cho rằng nó chính xác hơn về mặt tâm lí về cách đưa ra các quyết định so với lí thuyết độ thỏa dụng kì vọng.

Theo lí thuyết triển vọng, nguyên nhân cơ bản cho lựa chọn của mỗi cá nhân là như sau: do các lựa chọn là độc lập và đơn lẻ, nên xác suất đạt được lợi ích hoặc mất mát hợp lí là 50/50. Tuy nhiên, mọi người thường coi xác suất cho việc đạt được lợi ích là lớn hơn.

Tham khảo:   Địa tô (Ground rent) là gì? Vai trò của địa tô trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Tversky và Kahneman đề xuất rằng đối với một cá nhân, tác động cảm xúc gây ra bởi tổn thất lớn hơn so với tác động đến cảm xúc của mức tăng lợi ích tương đương, do đó, nếu một cá nhân đứng trước hai lựa chọn – và cả hai đều có kết quả giống nhau – thì người đó sẽ chọn phương án trình bày theo hướng mang lại lợi ích. 

Ví dụ: giả sử rằng kết quả cuối cùng của một người là nhận được 25 USD. Một lựa chọn là họ được đưa ngay 25 USD. Một lựa chọn khác là người đó sẽ được đưa 50 USD và bị lấy mất 25 USD. Giá trị của 25 USD là hoàn toàn giống nhau trong cả hai lựa chọn. 

Tuy nhiên, xu hướng chính của mọi người là lựa chọn nhận tiền ngay vì một khoản lãi duy nhất thường được coi là có lợi hơn so với với việc ban đầu có nhiều tiền hơn và sau đó bị mất đi.

Ví dụ về lí thuyết triển vọng trong đầu tư

Hãy xem xét một nhà đầu tư đang được nghe giới thiệu cho cùng một quĩ tương hỗ bởi hai cố vấn tài chính riêng biệt. 

Tham khảo:   Giả thuyết không (Null Hypothesis) là gì? Ví dụ về giả thuyết không

Một cố vấn trình bày quĩ cho nhà đầu tư, nhấn mạnh rằng nó có lợi nhuận trung bình 12% trong ba năm qua. 

Các cố vấn khác nói với nhà đầu tư rằng quĩ đã có lợi nhuận trên mức trung bình trong 10 năm qua, nhưng trong những năm gần đây, nó đã giảm dần. 

Lí thuyết triển vọng giả định rằng mặc dù nhà đầu tư được nghe trình bày về cùng một quĩ tương hỗ, anh ta có khả năng mua quĩ này từ người cố vấn đầu tiên do người đó đã trình bày tỉ lệ hoàn vốn của quĩ như một khoản lãi chung, thay vì người cố vấn trình bày kết quả quĩ đạt được là có cả lợi nhuận và thua lỗ cao.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo